Nên thành lập doanh nghiệp tư nhân hay không?

Trên thực tế, trong quá trình thành lập doanh nghiệp, có nhiều người phân vân về loại hình của doanh nghiệp, không biết có nên thành lập doanh nghiệp tư nhân hay không? thành lập doanh nghiệp tư nhân có ưu, nhược điểm gì? Trong bài viết này, Luật Việt An sẽ làm rõ vấn đề trên

Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020;

Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Doanh nghiệp tư nhân

Theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hiện hành, doanh nghiệp tư nhân có thể hiểu là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, và họ phải tự chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó bằng toàn bộ số tài sản của minh.

Các đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân tự bỏ vốn để thành lập và tự làm chủ

Khác với các loại hình doanh nghiệp khác, doanh nghiệp tư nhân không có sự góp vốn của nhiều cá nhân/ tổ chức mà chỉ có một cá nhân tự thành lập và làm chủ, nguồn vốn của thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng bắt nguồn từ chính nguồn vốn của cá nhân đó. Cá nhân này có thể là cá nhân mang quốc tịch Việt Nam hoặc cá nhân nước ngoài đầu tư vốn để thành lập. Tất cả các cá nhân đều có quyền tự thành lập doanh nghiệp tư nhân trừ những cá nhân không có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Thứ hai doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

Theo quy định của Luật Dân sự, một tổ chức để có tư cách pháp nhân phải có đủ bốn điều kiện: có tài sản riêng, tự nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ pháp luật, có trụ sở, thành lập theo đúng quy định của luật Dân sự và các luật khác. Do đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân là không có sự tách bạch giữa tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp và tài sản của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

Thứ ba, phân phối lợi nhuận trong quá trình kinh doanh

Doanh nghiệp tư nhân không đặt ra vấn đề về phân phối lợi nhuận do chỉ có một chủ sở hữu, vì vậy toàn bộ lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh mà có sẽ thuộc về chủ doanh nghiệp.

Thứ tư, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ phát sinh từ doanh nghiệp

Do đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân là không có tư cách pháp nhân, không có sự tách bạch về tài sản giữa chủ sở hữu và tài sản của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp tư nhân sẽ không có tài sản riêng để tự chịu trách nhiệm cho các khoản nợ. Vì vậy chủ doanh nghiệp tư nhân phải tự mình chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro của doanh nghiệp (ví dụ: thanh toán các khoản nợ tài sản với đối tác, khách hàng, chủ hợp, những người có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty,…) theo chế độ trách nhiệm vô hạn.

So sánh doanh nghiệp tư nhân và một số loại hình doanh nghiệp khác

Tiêu chí Doanh nghiệp tư nhân Công ty TNHH một thành viên Công ty hợp danh
Chủ sở hữu Cá nhân Cá nhân, tổ chức Ít nhất 2 cá nhân là đồng sở hữu công ty
Trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu Chịu trách nhiệm vô hạn Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn của công ty ·       Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn

·       Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn

Góp vốn Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký.

Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

Vốn điều lệ của công ty là tổng giá trị tài sản cho do chủ sở hữu góp trong thời hạn 90 ngày, chủ sở hữu phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty Là tổng vốn do các thành viên góp vào
Quyền phát hành trái phiếu Không Không
Tư cách pháp nhân Không
Cơ cấu tổ chức Chủ sở hữu tự quản lý hoặc thuê người để quản lý Lựa chọn 1 trong 2 mô hình:

·       Chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc, kiểm soát viên

·       Hội đồng thành viên, giám đốc, tổng giám đốc và kiểm soát viên

·       Hội đồng thành viên

·       Chủ tịch HĐTV

·       Giám đốc, tổng giám đốc

Ưu điểm và nhược điểm của việc thành lập doanh nghiệp tư nhân

Ưu điểm

  • Do doanh nghiệp tư nhân chỉ có 1 cá nhân làm chủ nên chủ sở hữu doanh nghiệp có toàn bộ quyền trong việc quyết định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các quyết định cũng được quyết định một cách nhanh chóng mà không cần phải tiến hành các phiên họp.
  • Vốn của doanh nghiệp tư nhân do chủ sở hữu của doanh nghiệp đó tự quyết định và đăng ký với cơ quan có thẩm quyền mà khoong cần phải tiến thành thêm các thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
  • Với chế độ chịu trách nhiệm vô hạn, doanh nghiệp tư nhân có thể sẽ có được lòng tin của các đối tác và khách hàng hơn (vì có thể hạn chế được rủi ro khi hợp tác).
  • Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định về quyền sở hữu doanh nghiệp. Nghĩa là chủ sở hữu doanh nghiệp có thể quyết định bán lại, chuyển nhượng quyền sở hữu của họ.

Nhược điểm

  • Vì chỉ có duy nhất một chủ sở hữu nên việc quyết định các vấn đề của doanh nghiệp có thể thiếu khach quan.
  • Doanh nghiệp không thể phát hành bát cứ loại chứng khoán nào, do đó đây cũng là một trong những điểm hạn chế cần phải lưu ý khi cần huy động vốn cho doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân nên không thể tự mình thực hiện một số giao dịch mà pháp luật quy định.
  • Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình. Do vậy, trong quá trình kinh doanh, các chủ sở hữu doanh nghiệp cũng phải thận trọng, cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra các quyết định vì độ rủi ro khá cao.
  • Không thể là đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Do vậy, các cá nhân cũng phải chú ý xem xét thật kỹ vấn đề này trước khi thành lập.

Vậy có nên thành lập doanh nghiệp tư nhân hay không?

Việc quyết định có nên thành lập doanh nghiệp tư nhân hay không phụ thuộc vào nhu cầu, khả năng kinh doanh của từng cá nhân. Tuỳ theo nhu cầu kinh doanh của mình như thế nào, các cá nhân nên xem xét lựa chọn mô hình phù hợp.

Các cá nhân có ý định lập doanh nghiệp có thể xem xét việc thành lập doanh nghiệp tư nhân nếu có các đặc điểm như sau:

  • Muốn tự mình sở hữu và điều hành doanh nghiệp, muốn tự mình vận hành và đưa ra các quyết định liên quan đến doanh nghiệp mà không cần phải dựa trên ý kiến của người khác
  • Số vốn đầu tư vào doanh nghiệp không nhiều
  • Mô hình kinh doanh ở cấp độ nhỏ và vừa
  • Không có nhu cầu mở thêm hộ kinh doanh hoặc đầu tư vào công ty hợp danh với tư cách là thành viên hợp danh
  • Có khả năng điều hành doanh nghiệp tốt và có thể quản lý được mức độ rủi ro của doanh nghiệp

Các cá nhân có đặc điểm như sau nên cân nhắc thật kỹ nếu muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân:

  • Muốn vận hành công ty ở quy mô lớn
  • Có nhu cầu mở thêm hộ kinh doanh hoặc đầu tư vào công ty hợp danh với tư các là thành viên hợp danh
  • Khó đưa ra quyết định các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp

Như vậy, tuỳ theo nhu cầu và đặc đểm của mình, các cá nhân có thể cân nhắc về việc thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Quý khách hàng có nhu cầu liên quan đến pháp luật đầu tư, pháp luật doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp/thành lập công ty vui lòng liên lệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thành lập công ty

    Thành lập công ty

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO