Thành lập công ty công nghệ thông tin

Thành lập công ty công nghệ là thủ tục hành chính thực hiện tại Sở Kế hoạch và Đầu tư để công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoàn thiện việc khắc dấu để công ty chính thức đi vào hoạt động trong lĩnh vực công nghệ.

Trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0, lĩnh vực công nghệ được xem là lĩnh vực đóng vai trò then chốt cho sự phát triển. Những năm gần đây tại Việt Nam ngày càng có nhiều công ty công nghệ ra đời và hứa hẹn sự phát triển bùng nổ lĩnh vực công nghệ. Lĩnh vực công nghệ là ngành được nhà nước ưu tiên phát triển. Chính phủ đưa ra những chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực công nghệ.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020;
  • Luật Công nghệ thông tin năm 2006;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021;
  • Nghị định 71/2007/NĐ-CP ngày 03/05/2007.

Hồ sơ thành lập công ty công nghệ

Hồ sơ thành lập công ty hoạt động về công nghệ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ý doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu là công ty cổ phần); Danh sách thành viên (nếu là công ty TNHH hai thành viên);
  • Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân); quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương và thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu kèm văn bản ủy quyền cho người quản lý vốn tại Việt Nam (nếu là tổ chức);
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp;
  • Giấy ủy quyền cho Công ty Luật Việt An;

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời hạn: 03 – 06 ngày làm việc.

Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp:

  • Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
    • Ngành, nghề kinh doanh;
    • Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
  • Phí công bố: Việc đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được thực hiện tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ được hoàn trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Mức lệ phí công bố là 100.000 đồng theo qui định tại Thông tư 47/2019/TT-BCT.

Dấu của doanh nghiệp:

  • Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
  • Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
  • Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Mã ngành nghề công ty công nghệ

Như mọi doanh nghiệp khác, để kinh ngành nghề công nghệ doanh nghiệp cũng phải đăng ký theo quy định. Doanh nghiệp có thể đăng ký một số ngành nghề kinh doanh sau:

STT Ngành nghề kinh doanh Mã ngành
     1. Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm 4651
     2. Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh 4741
     3. Xuất bản phần mềm 5820
     4. Hoạt động viễn thông khác 6190
     5. Lập trình máy vi tính 6201
     6. Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính 6202
     7. Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính 6209
     8. Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan 6311
     9. Cổng thông tin 6312
 10. Dịch vụ thông tin khác chưa được phân vào đâu 6329
 11. Quảng cáo 7310

Một số câu hỏi liên quan

Thành lập công ty công nghệ có yêu cầu bằng cấp không?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì khi thành lập không yêu cầu thành viên, cổ đông công ty phải có bất kỳ bằng cấp gì.

Thành lập công ty công nghệ được ưu đãi gì về thuế?

Về thuế thu nhập doanh nghiệp: công ty công nghệ được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 154/2013/NĐ-CP.

Về thuế nhập khẩu: Công ty công nghệ được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 154/2013/NĐ-CP.

Để được ưu đãi về thuế công ty công nghệ phải đáp ứng điều kiện gì không?

Để được ưu đãi về thuế thì doanh nghiệp phải thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại khu công nghệ thông tin tập trung.

Dịch vụ của công ty Luật Việt An về thành lập công ty:

  • Tư vấn đặt tên công ty và tra cứu miễn phí tên công ty phù hợp với quy định của pháp luật Doanh nghiệp và pháp luật Sở hữu trí tuệ;
  • Tư vấn về trụ sở đăng ký công ty, mức vốn của công ty phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty;
  • Tư vấn điều kiện kinh doanh hoạt động công nghê thông tin;
  • Tư vấn pháp luật thuế, dịch vụ kế toán trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thành lập công ty

    Thành lập công ty

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO