Thành lập công ty dịch vụ máy tính có vốn nước ngoài
Công nghệ thông tin có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống cũng như hoạt động kinh doanh, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Hầu hết các lĩnh vực kinh doanh khác đều cần có sự giúp đỡ của công nghệ thông tin. Có thể nói đây là nền tảng chính để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động và làm ăn với nhau. Hiện nay, pháp luật Việt Nam cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia không có quy định giới hạn nào đối với nhà đầu tư nước ngoài cả về hình thức đầu tư lẫn tỷ lệ vốn góp. Không những thế, đây còn là lĩnh vực mà Nhà Nước ưu tiên, khuyến khích phát triển nên lĩnh vực dịch vụ máy tính được đánh giá là vô cùng tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Để thuận tiện cho nhu cầu tìm hiểu và chuẩn bị của Quý Khách hàng, Công ty Luật Việt An xin tổng hợp và cung cấp một số thông tin cơ bản như sau:
Theo quy định tại Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO thì đối với các dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan (tức là các ngành nghề có mã CPC 841 – 845 và CPC 849), nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập công ty dịch vụ máy tính có vốn nước ngoài tại Việt Nam. Tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài có thể lên đến 100%. Các ngành nghề này cụ thể như sau:
Ngành
Mã CPC
Dịch vụ tư vấn liên quan tới lắp đặt phần cứng máy tính
CPC 841
Dịch vụ thực hiện phần mềm
CPC 842
Dịch vụ xử lý dữ liệu
CPC 843
Dịch vụ cơ sở dữ liệu
CPC 844
Dịch vụ duy tu và bảo dưỡng máy móc và thiết bị văn phòng, bao gồm cả máy tính
CPC 845
Các dịch vụ máy tính khác
CPC 845
Để đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ máy tính tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài có hai cách thức thực hiện như sau:
Thành lập công ty dịch vụ máy tính có vốn nước ngoài tại Việt Nam;
Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty dịch vụ máy tính Việt Nam.
Cách 1: Thành lập công ty dịch vụ máy tính có vốn nước ngoài tại Việt Nam
Do pháp luật không giới hạn tỷ lệ góp vốn nên tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài có thể lên đến 100%.
Bước 1: Nhà đầu tư xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư
Hồ sơ bao gồm:
Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
Đối với nhà đầu tư là cá nhân: bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương xác nhận tư cách pháp lý;
Đề xuất dự án đầu tư;
Bản sao báo cáo tài chính 02 năm gần nhất hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc của tổ chức tài chính hoặc bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư hoặc tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
Đề xuất nhu cầu sử dụng đất. Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án;
Nếu dự án có sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao thì nộp giải trình về sử dụng công nghệ.
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự kiến đặt trụ sở chính.
Trình tự xử lý: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp thì Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 2: Thành lập công ty dịch vụ máy tính có vốn nước ngoài tại Việt Nam
Bản sao có công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của thành viên là cá nhân; bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên là tổ chức; bản sao công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức đó;
Giấy ủy quyền cho Công ty Luật Việt An;
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời hạn: 03 – 06 ngày làm việc.
Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp:
Thông tin về đăng ký doanh nghiệp phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nội dung công bố bao gồm các thông tin được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý: Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì đối với hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Khắc dấu và công bố mẫu dấu:
Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho Công ty Luật Việt An hoặc tự mình khắc dấu và thông báo về việc sử dụng mẫu dấu cho Sở Kế hoạch và đầu tư. Doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp.
Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Cách 2: Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty dịch vụ máy tính Việt Nam
Một cách đơn giản và thuận tiện hơn là nhà đầu tư nước ngoài sẽ thực hiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty dịch vụ máy tính Việt Nam. Với cách này, nhà đầu tư nước ngoài có thể tiết kiệm thời gian và chi phí do không phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nhà đầu tư chỉ cần đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty dịch vụ máy tính Việt Nam tại Sở Kế hoạch và đầu tư. Khi được Sở Kế hoạch và đầu tư chấp thuận, nhà đầu tư sẽ tiến hành thủ tục chuyển nhượng và thay đổi cổ đông, thành viên.
Bước 1:Nhà đầu tư nước ngoài đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
Hồ sơ bao gồm:
Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thể hiện những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Trình tự, thủ tục: Nếu việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu và hình thức đầu tư phù hợp với Biểu cam kết và pháp luật Việt Nam thì trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 2: Thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp và thay đổi cổ đông, thành viên
Dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài tại Công ty Luật Việt An:
Tư vấn các quy định pháp luật và thủ tục liên quan đến đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
Tư vấn về cách ngành nghề kinh doanh, điều kiện kinh doanh đối với từng ngành nghề theo pháp luật Việt Nam;
Tư vấn, soạn thảo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các loại giấy phép con;
Đại diện cho khách hàng thực hiện các thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền khi được khách hàng ủy quyền;
Tư vấn các vấn đề sau thành lập: hợp đồng, lao động, thuế, bảo hiểm xã hội…
Quý Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến việc thành lập công ty dịch vụ máy tính có vốn nước ngoài tại Việt Nam cũng như các vấn đề pháp lý liên quan đến đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để biết thêm chi tiết!