Thành lập công ty hoạt động sản xuất

Mọi sản phẩm, thiết bị chúng ta sử dụng ngày nay đều được trải qua công đoạn sản xuất, chế biến từ những nguyên liệu thô sơ mà thành. Vậy pháp luật quy định như thế nào vấn đề thành lập công ty hoạt động sản xuất? Hãy cùng Công ty luật Việt An tìm hiểu và nghiên cứu trong bài viết này nhé.

Thành lập công ty năm 2024

Cơ sở pháp lý

  • Biểu cam kết WTO của Việt Nam;
  • Bộ Luật dân sự 2015;
  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Luật Đầu tư 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

Công ty hoạt động sản xuất là gì?

Sản xuất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Đó là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Do đó có thể hiểu công ty hoạt động sản xuất là doanh nghiệp sử dụng nguồn lực, tư liệu sản xuất kết hợp với ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường.

Quá trình sản xuất của một doanh nghiệp là sự kết hợp giữa ba yếu tố cơ bản: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động để tạo ra sản phẩm.

Loại hình công ty hoạt động sản xuất

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty hoạt động sản xuất có thể được thành lập dưới một trong các hình thức như công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, tùy thuộc vào sự lựa chọn của chủ doanh nghiệp.

Điều kiện thành lập công ty hoạt động sản xuất đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

Theo cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ WTO, công ty hoạt động sản xuất thuộc trường hợp kinh doanh dịch vụ liên quan đến sản xuất theo quy định từ CPC 884 đến CPC 885.

Theo đó, đối với dịch vụ liên quan đến sản xuất, hiện diện thương mại của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không hạn chế, ngoại trừ sau 3 năm kể từ ngày gia nhập, chỉ cho phép thành lập liên doanh trong đó tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 50%. Hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam để kinh doanh hoạt động sản xuất.

Điều kiện về địa điểm thực hiện dự án (nhà xưởng)

Nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phải chứng minh có địa điểm thực hiện dự án là nhà xưởng tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đáp ứng các điều kiện liên quan đến lĩnh vực sản xuất của nhà đầu tư. Không được thành lập công ty dù có nhà xưởng ở bên ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Trừ trường hợp chủ đầu tư thuê đất trực tiếp của nhà nước theo đề xuất xin chấp thuận chủ chương đầu tư cụ thể.

Điều kiện về chủ thể thành lập công ty

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Doanh nghiệp năm 2020, tổ chức cá nhân thành lập công ty sản xuất phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị nhà nước cấm thành lập hoặc tham gia công ty.

  • Nếu là cá nhân: là công dân đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (không thuộc các trường hợp mất năng lực hành vi; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; hạn chế năng lực hành vi dân sự);
  • Nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, một số tổ chức và cá nhân không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp. Như vậy, nếu tổ chức, cá nhân không thuộc các trường hợp trên thì đã đủ điều kiện thành lập công ty sản xuất.

Điều kiện về tên công ty

Theo quy định tên doanh nghiệp không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với những doanh nghiệp đã đăng ký trước đó; không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, xã hội… trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó; hay cấm sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Cá nhân tổ chức được quyền kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Đối với lĩnh vực hoạt động sản xuất, việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh mà công ty dự kiến đăng ký kinh doanh phải khớp theo mã ngành trong Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam được ghi nhận tại Phụ lục I Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg.

Ngoài ra, để có thể sản xuất kinh doanh một sản phẩm, mặt hàng nào đó còn phải đáp ứng điều kiện đặc thù đối với loại hình kinh doanh đó và được cấp Giấy phép hành nghề.

Chẳng hạn như khi thành lập công ty gia công hàng hóa – một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gia công, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng cho thương nhân nước ngoài sau khi được Bộ Công Thương cấp giấy phép gia công hàng hóa.

Thủ tục thành lập công ty hoạt động sản xuất

Đối với nhà đầu tư trong nước

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Để thành lập công ty sản xuất vừa đầy đủ, đúng quy định của pháp luật thì cần phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên và danh sách cổ đông đối với công ty cổ phần kèm theo giấy tờ sau:
  • Nếu cá nhân tham gia góp vốn: bản sao hợp lệ CMND hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực;
  • Nếu tổ chức tham gia góp vốn: quyết định tham gia góp vốn và quyết định bổ nhiệm người quản lý vốn góp, bản sao Giấy đăng ký doanh nghiệp, bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện quản lý phần vốn góp.
  • Giấy ủy quyền cho Công ty Luật Việt An thực hiện thủ tục;

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập công ty hoạt động sản xuất;
  • Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lên Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế Hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
  • Bước 3: Nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Sở kế Hoạch và Đầu tư;
  • Bước 4: Khắc dấu và thực hiện một số thủ tục sau khi thành lập.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài

Hồ sơ đề nghị cấp

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu là công ty cổ phần); Danh sách thành viên (nếu là công ty TNHH 2 thành viên);
  • Bản sao có chứng thực CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân); quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương và thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu kèm văn bản ủy quyền cho người quản lý vốn tại Việt Nam (nếu là tổ chức);
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Giấy ủy quyền cho Công ty Luật Việt An thực hiện thủ tục;

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Bản sao hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài;
  • Đề xuất dự án đầu tư;
  • Bản sao Xác nhận ngân hàng có số dư tương ứng với số tiền đầu tư;
  • Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất: Hợp đồng thuê bất động sản, sổ đỏ; quyết định xây dựng hoặc các tài liệu khác chứng minh về địa điểm thực hiện dự án;
  • Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
  • Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

Thủ tục thành lập

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Bước 3: Nhận kết quả Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Bước 4: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp lên Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế Hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
  • Bước 5: Nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Sở kế Hoạch và Đầu tư;
  • Bước 6: Khắc dấu công ty, bao gồm: Con dấu pháp nhân (dấu tròn) và dấu chức danh (dấu vuông);
  • Bước 7: Thực hiện một số thủ tục sau khi thành lập.

Dịch vụ thành lập công ty của Luật Việt An

  • Tư vấn pháp luật về điều kiện, thủ tục thành lập công ty;
  • Soạn thảo, hoàn thiện các hồ sơ và trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền liên quan đến thủ tục thành lập;
  • Theo dõi, thay mặt khách hàng bổ sung giấy tờ khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền trong quá trình làm thủ tục;
  • Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng theo hợp đồng;
  • Hỗ trợ, tư vấn pháp lý thường xuyên cho khách hàng sau khi thành lập.

Trên đây là nội dung tư vấn về thành lập công ty hoạt động sản xuất. Nếu có nhu cầu thành lập hoặc cần tư vấn thêm thông tin, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ sớm nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thành lập công ty

    Thành lập công ty

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO