Sau khi công ty đã được thành lập tại địa bàn tỉnh Thanh Hoá, để mở rộng sản xuất kinh doanh thì công ty có thể lựa chọn hình thức như thành lập chi nhánh công ty trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá hoặc các tỉnh ngoài địa bàn tỉnh Thanh Hoá trên toàn quốc. Chi nhánh có 2 loại là thành lập chi nhánh là đơn vị phụ thuộc, thành lập chi nhánh đơn vị độc lập để hình thành lên một chi nhánh thực hiện các hoạt động kinh doanh mở rộng phát triển thị trường cũng như thực hiện các việc sản xuất kinh doanh theo ngành nghề mà công ty đã đăng ký theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Một số ưu và nhược điểm của chi nhánh hoạch toán độc lập, chi nhánh hoạch toán phụ thuộc:
Nội dung
CN hạch toán độc lập
CN hạch toán phụ thuộc
Kê khai và nộp thuế môn bài
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh
Thuế GTGT
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh
Thuế TNCN
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh
Thuế TNDN
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh
Cơ quan thuế quản lý công ty mẹ.
Thuế TNCN
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh
Tùy thuộc vào hợp đồng lao động ký trực tiếp với công ty mẹ hay chi nhánh.
Nếu hợp đồng ký với chi nhánh thì chi nhánh có trách nhiệm khấu trừ, kê khai và nộp thuế TNCN.
Báo cáo tài chính
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh
Gộp chung báo cáo công ty mẹ và nộp cho cơ quan thuế quản lý công ty mẹ.
So sánh ưu nhược điểm:
So sánh
CN hạch toán độc lập
CN hạch toán phụ thuộc
Ưu điểm
Lập báo cáo riêng giúp nhà quản trị đánh giá được hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.
Dễ quản lý, tiết kiệm chi phí.
Nếu hoạt động chi nhánh phát sinh lãi, được bù trừ lỗ của các hoạt động sản xuất kinh doanh khác của công ty
Khi giải thể chi nhánh thủ tục sẽ nhanh hơn vì không phải chuẩn bị hồ sơ sổ sách
Nhược điểm
Phát sinh chi phí quản lý, tổ chức công tác kế toán; kê khai nộp báo cáo thuế.
Nếu hoạt động chi nhánh phát sinh lãi, phải nộp thuế TNDN.
Khó quản lý chi phí, lỗ lãi, chứng từ.
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty
Thủ tục thành lập chi nhánh được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đủ điều kiện thành lập chi nhánh (Đã thành lập xong công ty)
Theo đó, công ty chuẩn bị các điều kiện, tài liệu để thành lập chi nhánh.
Bước 2: Soạn hồ sơ thành lập chi nhánh
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty bao gồm:
Thông báo thành lập chi nhánh (do người đại diện theo pháp luật ký).
Quyết định bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh: Của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên. Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên. Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần. Quyết định của thành viên công ty hợp danh).
Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên không cần có loại biên bản này).
Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh.
Giấy tờ cá nhân chứng thực của người đứng đầu chi nhánh:
Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;
Văn bản ủy quyền cho Công ty Luật Việt An.
Đối với một số ngành nghề do pháp luật quy định, bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh (hoặc của cá nhân khác thuộc chi nhánh) sẽ được yêu cầu.
Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập chi nhánh công ty và lệ phí công bố thông tin
Công ty tiến hành nộp hồ sơ thành lập chi nhánh công ty và lệ phí công bố thông tin tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt tru sở Chi nhánh.
Bước 4: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận và công bố
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh và công bố thông tin chi nhánh.
Trường hợp từ chối phải có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 5: Khắc dấu cho chi nhánh
Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, chi nhánh thực hiện khắc dấu cho chi nhánh.
Khi khắc dấu cho chi nhánh nên bỏ thông tin địa chỉ quận, chỉ ghi thông tin địa chỉ tỉnh để khi có sự thay đổi trụ sở chi nhánh không cần khắc lại con dấu mới.
Bước 6: Các thủ tục sau thành lập chi nhánh công ty
Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài của chi nhánh
Thuế môn bài của chi nhánh là 1.000.000 đồng/năm
Nếu chi nhánh thành lập trước ngày 01/07 hàng năm thì nộp đủ thuế môn bài là: 1.000.000 đồng/năm. Nếu chi nhánh thành lập sau ngày 01/07 hàng năm thì nộp ½ thuế môn bài năm đầu thành lập: 500.000 đồng/năm.
Chi nhánh kê khai và nộp thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
Làm biển và treo biển công ty tại trụ sở chính
Chi nhánh phải treo biển công ty tại trụ sở với các nội dung như sau: Tên cơ quan chủ quản (cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tức Sở Kế hoạch và Đầu tư), tên chi nhánh, địa chỉ trụ sở, số điện thoại hoặc email (nếu có).
Mua chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử
Chi nhánh phải thực hiện mua chữ ký số điện từ để thực hiện nộp thuế điện tử cho chi nhánh.
Sau khi chi nhánh nhận được Giấy chứng nhận hoạt động, nhân viên công ty phải gửi thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh cho cơ quan thuế, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu nếu chi nhánh đặt ở tỉnh thành phố trực thuộc trung ương khác. Ngoài ra vào định kỳ tháng quý chi nhánh cũng phải thực hiện khai thuế Giá trị gia tăng về các khoản thu chi của chi nhánh.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh trong thời hạn 10 ngày từ ngày có sự thay đổi.
Dịch vụ tư vấn pháp luật tại tỉnh Thanh Hoá:
Tư vấn đầu tư: Xin giấy phép đầu tư, thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Thanh Hoá, tư vấn thành lập dự án, xin chủ trương đầu tư, đánh giá điều kiện đầu tư, chuyển nhượng dự án, thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận đầu tư, thực hiện thủ tục vay vốn và các thủ tục cho nhà đầu tư tại tỉnh Thanh Hoá thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài, thực hiện xin giấy phép lao động cho nhà đâu tư, cho người lao động nước ngoài tại tỉnh Thanh Hoá.
Luật sư tư vấn doanh nghiệp: Tư vấn vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luât doanh nghiệp: Xin cấp phép thành lập, xây dựng nội quy quản lý kinh doanh, thủ tục chuyển nhượng, thay đổi đăng ký kinh doanh, xử lý tranh chấp nội bộ công ty, giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp doanh nghiệp)
Luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ: Thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, hợp đồng Li-Xăng, hợp đồng Franchise.
Luật sư tư vấn và giải quyết các vụ việc dân sự.
Luật sư tư vấn và giải quyết các tranh chấp liên quan đến kinh doanh thương mại.
Luật sư tư vấn và giải quyết các tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Luât sư tư vấn các vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai.
Luật sư tư vấn các vấn đến liên quan đến pháp luật lao động.
Luật sư tư vấn và giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật hình sự.
Luật sư tư vấn các vấn đề liên quan đến hôn nhân gia đình.
Các vấn đề tư vấn pháp luật nói chung tại tỉnh Thanh Hoá.