Thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Tiềm năng của thị trường hàng thủ công mỹ nghệ là rất lớn, đặc biệt là các mặt hàng mang dấu ấn văn hóa của mỗi quốc gia với các kỹ thuật sản xuất tinh xảo, thiết kế sáng tạo. Đây chính là cơ hội mà các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt để gia tăng sản lượng xuất khẩu. Các tổ chức, cá nhân dự định thành lập công ty trong lĩnh vực xuất khẩu những mặt hàng này nhưng vẫn chưa biết phải thực hiện như thế nào, Luật Việt An xin tổng hợp quy trình thực hiện đăng ký doanh nghiệp cũng như những lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp sau đây.
Những thông tin doanh nghiệp cần chuẩn bị:
Tên doanh nghiệp dự định đăng ký cũng như loại hình mà doanh nghiệp hoạt động:Công ty TNHH ( một thành viên và hai thành viên trở lên); Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân. Với mỗi loại hình này đều có điều kiện và ưu nhược điểm riêng, chẳng hạn doanh nghiệp chỉ có 1 thành viên góp vốn thì nên lựa chọn loại hình Công ty TNHH thay vì Doanh nghiệp tư nhân vì Công ty TNHH có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp. Doanh nghiệp tư nhân thì không có tư cách pháp nhân, chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Công ty TNHH hai thành viên trở lên thì yêu cầu tối thiểu 2 thành viên và tối đa là 50; Công ty CP thì bắt buộc tối thiểu 3 thành viên.
Địa chỉ trụ sở: Quy định không được đặt tại chung cư và nhà tập thể. Doanh nghiệp cũng lưu ý với địa chỉ trụ sở mà doanh nghiệp đi thuê cần liên hệ với chủ nhà về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì nếu doanh nghiệp dự định đặt in hóa đơn thì yêu cầu cần phải có bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hợp đồng thuê nhà.
Ngành nghề kinh doanh: Với lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ, doanh nghiệp có thể tham khảo những mã ngành sau
STT
Tên ngành
Mã ngành
1.
Sản xuất sợi
1311
2.
Sản xuất vải dệt thoi
1312
3.
Hoàn thiện sản phẩm dệt
1313
4.
Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm
1512
5.
Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ
1610
6.
Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác
1621
7.
Sản xuất đồ gỗ xây dựng
1622
8.
Sản xuất bao bì bằng gỗ
1623
9.
Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện
1629
10.
Sản xuất bột giấy, giấy và bìa
1701
11.
Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa
1702
12.
Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu
1709
13.
Sản xuất sản phẩm từ plastic
2220
14.
Sản xuất sản phẩm gốm sứ khác
2393
15.
Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu
2599
16.
Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép
4641
17.
Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
4649
18.
Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
4663
19.
Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
4669
20.
Bán lẻ vải, len, sợi, chỉ khâu và hàng dệt khác trong các cửa hàng chuyên doanh
4751
21.
Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh
4771
22.
Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh
Chi tiết:- Bán lẻ hàng lưu niệm, hàng đan lát, hàng thủ công mỹ nghệ trong các cửa hàng chuyên doanh;
– Bán lẻ tranh, ảnh và các tác phẩm nghệ thuật khác (trừ đồ cổ) trong các cửa hàng chuyên doanh
4773
23.
Bán lẻ hàng dệt, may sẵn, giày dép lưu động hoặc tại chợ
4782
24.
Bán lẻ hàng hóa khác lưu động hoặc tại chợ
4789
25.
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu
Chi tiết: Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh;
8299
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
Hồ sơ cần chuẩn bị:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
Điều lệ công ty;
Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực sau:
Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức
Giấy uỷ quyền cho Luật Việt An thực hiện thủ tục.
Cơ quan tiếp nhận: Cơ quan đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Thời gian thực hiện: 06-08 ngày làm việc
Những thủ tục cần thực hiện sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: Theo quy định thời hạn thông báo công khai các thông tin về doanh nghiệp là 30 ngày, kể từ ngày được được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Nếu doanh nghiệp không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp đúng hạn sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả là: buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp tới cơ quan đăng ký kinh doanh.
Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, thông báo tài khoản ngân hàng với Sở kế hoạch và đầu tư;
Đăng ký chữ ký số để nộp thuế điện tử và báo cáo thuế qua mạng Internet;
Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài;
Thuế môn bài áp dụng đối với doanh nghiệp thành lập trong năm 2017 như sau:
Bậc thuế
Vốn điều lệ đăng ký
Mức thuế/năm
Bậc 1
Trên 10 tỷ đồng
3.000.000 đồng
Bậc 2
Từ 10 tỷ đồng trở xuống
2.000.000 đồng
Bậc 3
Chi nhánh, địa điểm kinh doanh, tổ chức kinh tế khác
1.000.000 đồng
Nếu doanh nghiệp thành lập từ ngày trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Làm biển Công ty;
Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng;
Đề nghị đặt in hóa đơn và đặt in hóa đơn. Trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện đặt in hóa đơn thì phải tiến hành mua hóa đơn từ cơ quan thuế để sử dụng.
Về thủ tục xuất, nhập khẩu doanh nghiệp tham khảo Thông tư 38/2015/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để biết về hồ sơ khai hải quan. Vì hàng thủ công mỹ nghệ là loại hàng hóa Nhà nước khuyến khích xuất khẩu nên doanh nghiệp không phải xin giấy phép xuất khẩu.