Thành lập doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa
Mua bán hàng hóa là một ngành nghề khá phổ biến hiện nay. Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề này thường có quy mô vừa và nhỏ hoặc kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh.
Để có cái nhìn đúng nhất về quá trình, thủ tục cũng như những lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa theo pháp luật hiện hành thì Công ty luật Việt An xin tư vấn quý khách hàng quan tâm như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa bao gồm:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
Điều lệ công ty;
Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);
Bản sao các giấy tờ: bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiều hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; Bản sao quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức;
Các giấy tờ cần thiết khác (nếu có);
Giấy ủy quyền cho công ty Luật Việt An.
Sau khi nộp hố sơ tại sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai. Nội dung công bố bao gồm: Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Ngành nghề kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì nếu doanh nghiệp có hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu dấu
Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho công ty Luật Việt An hoặc tự mình thực hiện khắc dấu và thông báo mẫu con dấu với Sở kế hoạch và đầu tư.
Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Lưu ý: Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, sau khi làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa tại Sở Công thương.
Một số ngành nghề về kinh doanh mua bán hàng hóa quý khách hàng có thể tham khảo:
STT
Tên ngành nghề
Mã ngành nghề
1
Đại lý,môi giới, đấu giá.
Chi tiết: Đại lý
4610
2
Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống
4620
3
Bán buôn gạo
4631
4
Bán buôn thực phẩm
4632
5
Bán buôn đồ uống
4633
6
Bán buôn sản phẩm thuốc lá nội, thuốc lào
4634
7
Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép
4641
8
Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình.
4649
9
Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm
4651
10
Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông
4652
11
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp
4653
12
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác.
4659
13
Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí
4661
14
Bán buôn kim loại và quặng kim loại
(Không kinh doanh vàng)
4662
Trên đây là tư vấn của Công ty luật Việt An, Qúy khách hàng có thắc mắc xin vui lòng liên hệ đến Công ty luật Việt An qua hotline hoặc Email: info@luatvietan.vn để được hỗ trợ tốt nhất