Thành lập hội đồng trọng tài và bản tuyên bố trọng tài viên

Khi quyết định đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài, điều quan trọng tiếp theo là việc chỉ định một hội đồng trọng tài thích hợp. Đây là lựa chọn quan trọng, không chỉ đối với các bên trong một vụ tranh chấp mà còn đối với bản thân danh tiếng và vị thế của quá trình trọng tài và trên hết thì chất lượng của hội đồng trọng tài sẽ quyết định việc thành công hay thất bại của quá trình giải quyết. Luật Việt An sẽ trình bày về cách thức thành lập hội đồng trọng tài và bản tuyên bố trọng tài viên trong bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Trọng tài thương mại năm 2010.

Hội đồng trọng tài là gì?

Hội đồng trọng tài là bộ phận chuyên trách giải quyết tranh chấp thương mại trong trung tâm trọng tài thương mại gồm một hoặc một số trọng tài viên, được thành lập theo sự chỉ định của các bên tranh chấp phù hợp với quy định của pháp luật về trọng tài và quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài để giải quyết vụ việc tranh chấp.

Căn cứ Khoản 5 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì trọng tài viên được hiểu là người được các bên lựa chọn hoặc được trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định pháp luật.

Đặc điểm của hội đồng trọng tài

  • Thứ nhất, hội đồng trọng tài là một cơ quan giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010. Đây là một hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba – một trọng tài viên duy nhất hoặc hội đồng trọng tài.
  • Thứ hai, hội đồng trọng tài là một loại hình hoạt động mang tính chất phi nhà nước, có thể hoạt động dưới một tổ chức trọng tài chung thống nhất bằng quy chế hoạt động riêng hoặc có thể hoạt động mang tính chất vụ việc. Tuy nhiên, dù dưới hình thức nào thì hội đồng trọng tài cũng hoạt động trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên trong tranh chấp mà không phải là hoạt động theo tư cách sử dụng quyền lực nhà nước.
  • Thứ ba, hội đồng trọng tài hoạt động theo quy chế giải quyết tranh chấp thông qua một thủ tục tố tụng chặt chẽ. Thủ tục này được quy định trong luật trọng tài thương mại năm 2010 cũng như thể hiện cụ thể trong quy chế hoạt động của từng trung tâm trọng tài.
  • Thứ tư, kết quả của việc giải quyết tranh chấp do hội đồng trọng tài thực hiện là phán quyết do trọng tài tuyên đối với các đương sự của vụ tranh chấp.
  • Thứ năm, hội đồng trọng tài được thành lập và hoạt động dưới hai dạng là trọng tài vụ việc và trọng tài quy chế. Cả hai loại hội đồng này đều có thẩm quyền như nhau trong giải quyết tranh chấp thương mại. Hội đồng trọng tài do các bên thỏa thuận lựa chọn có thể bao gồm một hoặc nhiều trọng tài viên.

Trọng tài thương mại là cơ quan giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại do các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn và được quy định trong Luật Trọng tài thương mại năm 2010. Bởi vậy, hội đồng trọng tài cũng được hình thành từ thỏa thuận của các bên trong tranh chấp, nếu các bên không có thỏa thuận về hội đồng trọng tài thì hội đồng trọng tài sẽ được chỉ định theo quy định của trung tâm trọng tài giải quyết tranh chấp.

Cách thức thành lập hội đồng trọng tài

Thành lập hội đồng trọng tài thông qua quyền chỉ định trọng tài viên

Quyền được lựa chọn, chỉ định trọng tài viên để thành lập hội đồng trọng tài là một ưu điểm nổi bật của trọng tài. Đây là lựa chọn quan trọng, chất lượng của hội đồng trọng tài sẽ quyết định việc thành công hay thất bại của quá trình giải quyết tranh chấp. Khác với tố tụng dân sự, trong tố tụng trọng tài, các bên tranh chấp có toàn quyền quyết định việc giải quyết sẽ có một hội đồng trọng tài gồm một hoặc nhiều trọng tài viên.

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 39 Luật Trọng tài thương mại quy định trường hợp các bên không có thỏa thuận về số lượng trọng tài viên thì hội đồng trọng tài bao gồm ba trọng tài viên. Dựa vào tầm quan trọng tính phức tạp của tranh chấp và nguồn gốc của các bên nói chung sẽ là các nhân tố quyết định khi xác định số lượng trọng tài viên.

Theo quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010, đối với trọng tài thường trực, cách thức thành lập hội đồng trọng tài được tiến hành như sau:

  • Trường hợp hội đồng trọng tài gồm ba trọng tài viên thì trọng tài thứ nhất sẽ do nguyên đơn chỉ định, trọng tài thứ hai sẽ do bị đơn hoặc chủ tịch trung tâm trọng tài chỉ định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện hoặc yêu cầu chọn trọng tài viên. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được các bên chọn hoặc chỉ định, hai trọng tài viên này bầu một trọng tài viên thứ ba làm chủ tich hội đồng trọng tài.
  • Trường hợp hội đồng trọng tài chỉ có một trọng tài viên, nguyên đơn và bị đơn sẽ nhất trí chỉ định trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện.
  • Nếu hết các thời hạn trên mà bị đơn không chọn trọng tài viên hoặc hai trọng tài viên không chọn được trọng tài viên thứ ba hoặc các bên không thống nhất được việc chỉ định trọng tài viên duy nhất thì chủ tịch trung tâm trọng tài sẽ hỗ trợ các bên chỉ định trọng tài viên.

Đối với trọng tài vụ việc, do không có sự hỗ trợ của trung tâm trọng tài nên việc thành lập hội đồng trọng tài hoàn toàn phụ thuộc vào tinh thần hợp tác và thiện chí của các bên trong việc giải quyết tranh chấp, cách thức thành lập hội đồng trọng tài như sau:

  • Trường hợp hội đồng trọng tài gồm ba trọng tài viên thì trọng tài thứ nhất sẽ do nguyên đơn chọn, trọng tài thứ hai sẽ do bị đơn chọn trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được các bên chọn, hai trọng tài viên này bầu trọng tài viên thứ ba làm chủ tịch hội đồng trọng tài.
  • Trường hợp hội đồng trọng tài chỉ có một trọng tài viên, nguyên đơn và bị đơn sẽ nhất trí chỉ định trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện.

Luật Trọng tài thương mại có quy định khác nhau giữa trọng tài vụ việc và trọng tài thường trực. Cụ thể:

  • Đối với trọng tài thường trực, người trợ giúp các bên trong vấn đề chỉ định và thay đổi trọng tài viên là chủ tịch trung tâm trọng tài
  • Đối với trọng tài vụ việc là tòa án.

Nếu hết thời hạn nêu trên, bị đơn không chọn trọng tài viên hoặc hai trọng tài viên không chọn được trọng tài viên thứ ba hoặc các bên không chọn được trọng tài viên duy nhất thì tòa án sẽ hỗ trợ các bên trong việc chỉ định trọng tài viên. Trong trường hợp này tòa án có thẩm quyền là tòa án do các bên lựa chọn hoặc tòa án nơi bị đơn hoặc nguyên đơn cư trú hoặc có trụ sở. Tuy nhiên các bên cũng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ một trung tâm trọng tài thông qua dịch vụ chỉ định trọng tài viên.

Hệ quả của việc thành lập hội đồng trọng tài

Các bên có toàn quyền trong việc lựa chọn số lượng trọng tài viên nhưng việc cân nhắc số lượng trọng tài viên sẽ chịu ảnh hưởng rõ rệt của phí trọng tài.

  • Nếu một hội đồng trọng tài được thành lập với ba trọng tài viên, các chi phí sẽ cao gấp ba lần và quá trình xét xử cũng có thể kéo dài hơn.
  • Thực tế là triệu tập một cuộc họp với trọng tài viên duy nhất dễ dàng hơn là với ba trọng tài viên.
  • Ưu điểm của hội đồng gồm ba trọng tài viên là tạo cho các bên có cảm giác tự tin trước hội đồng trọng tài vì mỗi bên ít nhất cũng có một “thẩm phán do mình lựa chọn” để tham gia giải quyết vụ việc của họ. Trọng tài viên đó sẽ có thể đảm bảo rằng, vụ việc của bên chỉ định mình được hội đồng trọng tài hiểu một cách thấu đáo, bất cứ sự hiểu lầm nào cũng có thể phát sinh trong quá trình thảo luận của hội đồng trọng tài sẽ được giải quyết để không dẫn đến sự thiếu công bằng mà vẫn không vượt quá giới hạn của nghĩa vụ độc lập và sự vô tư của mình”.

Như vậy, lựa chọn để chỉ định trọng tài viên và thành lập hội đồng trọng tài là khâu then chốt, có tầm quan trọng bậc nhất trong trình tự, tố tụng trọng tài. Bởi hoạt động trọng tài chính là hoạt động của trọng tài viên, hiệu quả của hoạt động trọng tài phụ thuộc vào năng lực và uy tín của trọng tài viên. Khi các bên đã lựa chọn và chỉ định được trọng tài viên mà họ tín nhiệm bản thân điều đó đã hứa hẹn cho kết quả tốt đẹp trong giải quyết tranh chấp. Việc các bên có tự nguyện thi hành các phán quyết của trọng tài hay không phần lớn phụ thuộc vào sự lựa chọn này.

Bản tuyên bố trọng tài viên là gì?

Bản tuyên bố trọng tài viên là văn bản trọng tài viên tuyên bố chấp nhận hoặc từ chối làm trọng tài viên trong một vụ tranh chấp lựa chọn giải quyết tranh chấp qua phương thức trọng tài. Bản tuyên bố trọng tài viên quy định các nguyên tắc trọng tài và quyền, nghĩa vụ của trọng tài viên khi chấp nhận tham gia làm trọng tài viên trong vụ tranh chấp lựa chọn giải quyết tranh chấp qua phương thức trọng tài.

Trên đây là bài viết về cách thức thành lập hội đồng trọng tài và bản tuyên bố trọng tài viên. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được luật sư có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao hỗ trợ nhanh nhất, hiệu quả nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

    Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO