Trong nền kinh tế thị trường, thỏa ước lao động tập thể được coi là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên trong quan hệ lao động, trên cơ sở đó, xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định, cùng nhau hợp tác vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều khách hàng gặp khó khăn khi không xác định được các nội dung của thoả ước lao động. Để giúp đỡ quý khách hàng, Công ty Luật Việt An xin đưa ra bài viết các điều khoản cơ bản của thoả ước lao động sau đây.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Lao động năm 2019.
Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động.
Thoả ước lao động tập thể là gì?
Căn cứ Điều 75 Bộ luật Lao động năm 2019, thoả ước lao động tập thể được hiểu là thoả thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.
Trong đó, thương lượng tập thể là việc đàm phán, thỏa thuận giữa một bên là một hoặc nhiều tổ chức đại diện người lao động với một bên là một hoặc nhiều người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
Hiệu lực và thời hạn của thoả ước lao động tập thể
Điều 78 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về hiệu lực và thời hạn của thoả ước lao động tập thể như sau:
Các điều khoản cơ bản của thoả ước lao động tập thể
Căn cứ vào định nghĩa thoả ước lao động, có thể thấy, thoả ước lao động được hình thành dựa trên kết quả của thương lượng tập thể, song nội dung của thoả ước lao động không hoàn toàn đồng nhất với thương lượng tập thể, bởi chỉ những thoả thuận đạt được thông qua trong thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản mới trở thành nội dung của thoả ước lao động tập thể.
Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật. Nhà nước khuyến khích việc xây dựng nội dung thoả ước có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
Các nội dung cơ bản của thoả ước lao động phải xuất phát từ các nội dung của thương lượng tập thể. Căn cứ Điều 67 Bộ luật Lao động năm 2019, nội dung của thương lượng tập thể bao gồm:
Tiền lương, trợ cấp, nâng lương, thưởng, bữa ăn và các chế độ khác
Đây là những chế độ, quyền lợi quan trọng của người lao động, là vấn đề quan trọng hàng đầu các bên quan tâm và thoả thuận.
Các bên thoả thuận mức tiền lương, phụ cấp lương cụ thể cho từng công việc phù hợp với khả năng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nguyên tắc điều chỉnh tiền lương và chi thưởng.
Mức lao động và thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca
Hai bên thoả thuận thời gian mà người lao động thực hiện công việc và thời gian người lao động được nghỉ ngơi để có thể tái tạo sức lao động sau khoảng thời gian làm việc, như: nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ hằng tuần, nghỉ lễ tết,…
Nội dung thoả thuận tuỳ thuộc vào các bên, song không được trái với quy định của pháp luật về lao động, chẳng hạn như thời giờ làm việc bình thường không được quá 8 giờ trong 1 ngày và không được quá 8 giờ trong 1 tuần.
Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động
Các bên thoả thuận về các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, chế độ làm việc đối với những người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, đảm bảo an toàn của người lao động trong quá trình lao động, chống các yếu tố gây hại, làm suy giảm sức lao động của con người được quy định trong Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Đồng thời cũng quy định những nội dung mà người lao động cần tuân thủ, cách thức kỷ luật và trách nhiệm vật chất theo quy định của pháp luật.
Cơ chế, phương thức phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động
Đây là nội dung quan trọng mà các bên hướng tới nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, góp phần vào sự ổn định của quan hệ lao động.
Các bên thoả thuận về nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động, các cơ chế tiến hành giải khi có tranh chấp xảy ra. Một số cơ chế thường được sử dụng đó là hoà giải viên, trọng tài và toà án.
Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ thai sản, nghỉ hằng năm; phòng, chống bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Căn cứ vào Chương IX Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về lao động nữ và Các bên cùng nhau thoả thuận các nội dung về đảm bảo bình đẳng giới. Đây là nội dung tiến bộ, trở thành nguyên tắc quan trọng, đảm bảo nam nữ bình đẳng đối với cơ hội việc làm, phát triển sự nghiệp mà không bị ảnh hưởng bởi vấn đề giới tính.
Bên cạnh các nội dung nêu trên, các bên có thể thoả thuận về bảo đảm việc làm đối với người lao động, điều kiện, phương tiện hoạt động của tổ chức đại diện người lao động, mối quan hệ giữa đại diện người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động và các nội dung khác mà một trong các bên quan tâm, song các nội dung này phải không được trái với quy định của pháp luật.
Phân biệt thoả ước lao động tập thể với hợp đồng lao động
Tiêu chí
Thoả ước lao động tập thể
Hợp đồng lao động
Chủ thể tham gia
– Đại diện tập thể người lao động;
– Người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động.
– Người lao động;
– Người sử dụng lao động.
Phân loại
– Thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp;
– Thoả ước lao động tập thể ngành;
– Thoả ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp;
Nội dung các điều khoản của thoả ước lao động không được trái với quy định của pháp luật; phù hợp với tình hình chung của doanh nghiệp.
Hình thức của thoả ước lao động: các điều khoản của thoả ước lao động phải được các bên tham gia lập thành văn bản và ký kết theo quy định của pháp luật;
Các bên tham gia thoả ước cần chú ý thời hạn và hiệu lực của thoả ước lao động trong quá trình thực hiện các điều khoản này.
Về thỏa ước lao động vô hiệu
Căn cứ Điều 86 Bộ luật Lao động năm 2019, các trường hợp thoả ước lao động vô hiệu được quy định như sau:
Vô hiệu 1 phần: 1 số nội dung của thoả ước vi phạm pháp luật;
Vô hiệu toàn phần: toàn bộ nội dung thoả ước vi phạm pháp luật, ký kết thoả ước không đúng thẩm quyền, trình tự.
Về nghĩa vụ gửi thỏa ước lao động
Căn cứ Điều 77 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động tham gia thỏa ước có nghĩa vụ phải gửi 01 bản thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể được ký kết,
Việc quy định về nghĩa vụ gửi thoả ước lao động như trên nhằm giúp các cơ quan nắm bắt được nội dung thoả ước lao động, đảm bảo công tác quản lý, phối hợp, đồng thời là căn cứ quan trọng, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cả người lao động và người sử dụng lao động.
Dịch vụ tư vấn về thoả ước lao động tập thể của Công ty Luật Việt An
Tư vấn hình thức của thoả ước lao động theo quy định của pháp luật;
Tư vấn với khách hàng nội dung các điều khoản cơ bản của thoả ước lao động;
Tư vấn về thời hạn và hiệu lực của thoả ước lao động;
Tư vấn về các phương thức phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động;
Tư vấn về hồ sơ, trình tự thủ tục cần thực hiện để giải quyết tranh chấp lao động.
Tư vấn soạn thảo thỏa ước lao đông tập thể;
Dịch vụ đăng ký thỏa ước lao động tập thể cho doanh nghiệp.
Quý khách có nhu cầu tư vấn về soạn thảo, đăng ký thoả ước lao động, vui lòng liên hệ công ty Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.