Tiêu chuẩn được hiểu là các quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.
Hệ thống tiêu chuẩn gồm: Tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn cơ sở.
Có 5 loại tiêu chuẩn:
Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng các quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể.
Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa
Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu
Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu
Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản quy định các yêu cầu về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hoá
Trình tự công bố tiêu chuẩn
Bước 1: Đánh giá hợp chuẩn do tổ chức, cá nhận công bố hợp chuẩn (bên thứ nhất) hoặc do tổ chức chứng nhận đã đăng ký (bên thứ ba) thực hiện. Việc đánh giá hợp chuẩn được thực hiện theo phương thức đánh giá sự phù hợp.
Có 8 phương thức đánh giá sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn, đó là:
Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;
Phương thức 2: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
Phương thức 3: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
Phương thức 4: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
Phương thức 6: đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
Phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.
Đối với sản phẩm sản xuất trong nước việc đánh giá thông thường sử dụng phương thức 5, còn đối với sản phẩm nhập khẩu thì sử dụng phương thức7.
Bước 2: Đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký kinh doanh.
Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn:
Có hệ thống đảm bảo chất lượng bằng văn bản
Hệ thống quản lý chất lượng phổ biến hiện nay: Mọi sản phẩm lưu thông trên thị trường đều phải có hệ thống đảm bảo chất lượng.
Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: không phụ thuộc vào sản phẩm và quy mô;
Hệ thống quản lý chất lượng 22.000 áp dụng cho lĩnh vực an toàn thực phẩm;
Hệ thống quản lý chất lượng môi trường ISO 14.001 ( khi sản xuất phát thải ra môi trường bụi, khói, nước thải..thì doanh nghiệp bắt buộc phải có giấy chứng nhận trước khi tiến hành sản xuất);
Hệ thống quản lý chất lượng VIETGAP thường áp dụng cho phạm vi rộng như tỉnh, địa phương, nông trường…
Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18.001: doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống OHSAS thường tích hợp nó với hệ thống quản lý môi trường (ISO 14001) hoặc một tiêu chuẩn quản lý khác.
Có hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với sản phẩm, hàng hóa