Liên quan đến sức khỏe và tính mạng của con người, nên việc thành lậ bệnh viện được kiểm soát gắt gao bởi hàng loạt các quy định của pháp luật. Để một bệnh viện được đi vào hoạt động trên thực tế thì bệnh viện đó phải thực hiện đầy đủ các bước để thành lập bệnh viện. Vì vậy, trong bài viết này, Luật Việt An sẽ cung cấp cho quý khách trình tự, thủ tục thành lập bệnh viện.
Căn cứ pháp lý
Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023;
Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định quy định chi tiết một số điều của luật khám bệnh, chữa bệnh;
Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp.
Bệnh viện là gì?
Bệnh viện là một trong các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật.
Bệnh viện theo quy định bao gồm: bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa.
Thủ tục thành lập bệnh viện
Theo quy định của Luật Đầu tư, kinh doanh dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là một trong các hình thức kinh doanh nghề nghề có điều kiện. Trong đó, bệnh viện là hình thức thể hiện của kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh. Vì vậy, việc thành lập bệnh viện không áp dụng thủ tục thành lập doanh nghiệp của Luật Doanh nghiệp mà thủ tục thành lập bệnh viện được quy định tại Luật chuyên ngành là Luật khám bệnh, chữa bệnh.
Đối với bệnh viện được thành lập theo quyết định của Bộ Y tế và các bộ phận liên quan thì thủ tục thành lập được thực hiện theo quyết định được ban hành. Ở đây, Luật Việt An xin giới thiệu tới quý khách thủ tục thành lập bệnh viện tư nhân, do tổ chức, cá nhân làm chủ sở hữu.
Thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ
Bước 2: Hồ sơ đề nghị cấp mới nộp cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động;
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động có trách nhiệm thẩm định. Thời hạn thẩm định không quá 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Kết quả thẩm định phải được thể hiện bằng biên bản thẩm định, trong đó nêu rõ các nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có) và phải có chữ ký của các bên tham gia thẩm định, cơ sở được thẩm định;
Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ban hành biên bản thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động phải cấp mới giấy phép hoạt động; trường hợp cơ sở phải thực hiện các nội dung sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu nêu tại biên bản thẩm định thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động phải cấp mới giấy phép hoạt động.
Thủ tục đăng ký địa điểm hoạt động bệnh viện
Căn cứ khoản 2, 3, 4 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh quy định như sau:
Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh;
Bước 1: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh;
Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh bệnh viện hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Bước 3: Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh bệnh viện chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
Hồ sơ xin giấy phép hoạt động đối với bệnh viện
Ngoài Đơn đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động, hồ sơ cần có các tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau:
Được thành lập theo quy định của pháp luật;
Có cơ cấu tổ chức phù hợp với từng hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
Có địa điểm hoạt động;
Có cơ sở vật chất phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn và quy mô của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trong đó hạ tầng công nghệ thông tin phải bảo đảm kết nối với Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 1 Điều 112 của Luật này;
Có đủ thiết bị y tế, phương tiện phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn và quy mô của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn và quy mô của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có người chịu trách nhiệm chuyên môn và mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ có một người chịu trách nhiệm chuyên môn.
Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Theo quy định tại Điều 51 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023:
Bộ Y tế cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; đình chỉ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trên phạm vi toàn quốc.
Bộ Quốc phòng cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
Bộ Công an cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp mới, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động trên địa bàn quản lý.
Như vậy, dựa vào hình thức hoạt động của bệnh viện, thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động cho bệnh viện là khác nhau.
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện
Để có thể nhận được giấy phép hoạt động, bệnh viện cần phải đáp ứng các điều kiện của pháp luật về một số vấn đề sau đây:
Cơ sở vật chất
Phải đáp ứng các tiêu chí về địa điểm, khu vực tiệt trùng.
Tùy theo quy mô bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, bệnh viện phải được thiết kế, xây dựng theo các điều kiện về mô hình, diện tích, máy móc.
Quy mô bệnh viện
Bệnh viện đa khoa: tối thiểu 30 giường bệnh;
Bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện răng hàm mặt: tối thiểu 20 giường bệnh;