Điều kiện thành lập bệnh viện đa khoa

Hiện nay, rất nhiều các cơ sở khám chữa bệnh được thành lập, trong đó có các bệnh viện đa khoa. Để hoạt động hợp pháp, các bệnh viện đa khoa phải đáp ứng các điều kiện được cấp Giấy phép hoạt động. Sau đây, Luật Việt An sẽ phân tích điều kiện mở phòng khám đa khoa theo quy định pháp luật hiện hành.

ĐKKD - Thành lập bệnh viện

Căn cứ pháp lý

  • Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO;
  • Luật Doanh nghiệp năm 2020;
  • Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023;
  • Nghị định 96/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.

Bệnh viện đa khoa là gì?

Bệnh viện là một trong những hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Điều 48 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023. Theo Điều 39 của Nghị định 96/2023/NĐ-CP, bệnh viện đa khoa là một trong những hình thức của bệnh viện.

Để được hoạt động, bệnh viện đa khoa phải được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động và phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cơ bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 trong quá trình hoạt động. Mỗi bệnh viện đa khoa có một giấy phép hoạt động và không có thời hạn. Trường hợp bệnh viện đa khoa có thêm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại địa điểm khác thì mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có một giấy phép hoạt động riêng.

Điều kiện về tiếp cận thị trường kinh doanh bệnh viện đa khoa

Theo Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO, đối với trường hợp bệnh viện đa khoa được thành lập có vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài cần phải đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường đối với Dịch vụ bệnh viện (CPC 9311). Theo đó, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được cung cấp dịch vụ thông qua thành lập bệnh viện 100% vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh với đối tác Việt Nam hoặc thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh. Cần lưu ý, vốn đầu tư tối thiểu cho một bệnh viện là 20 triệu đô la Mỹ.

Điều kiện thành lập bệnh viện đa khoa theo pháp luật Việt Nam

Theo Điều 60 của Nghị định 96/2023/NĐ-CP, một trong những giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động đối với bệnh viện đa khoa là bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của bệnh viện đa khoa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với bệnh viện đa khoa của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với bệnh viện đa khoa tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với bệnh viện đa khoa có vốn đầu tư nước ngoài.

Như vậy, nếu bệnh viện đa khoa do tư nhân thành lập, cần tiến hành thành lập doanh nghiệp để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, điều kiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bệnh viện đa khoa gồm:

Điều kiện về loại hình doanh nghiệp

Công ty kinh doanh bệnh viện có thể được thành lập dưới hình thức công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.

Điều kiện về chủ thể

Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập công ty kinh doanh bệnh viện đa khoa, trừ một số trường hợp không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp theo Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.

Điều kiện về tên gọi

  • Theo Điều 37 của Luật Doanh nghiệp 2020, tên công ty phải bao gồm hai thành tố loại hình công ty và tên riêng.
  • Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
  • Tên công ty phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên công ty phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
  • Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

Điều kiện về trụ sở

  • Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
  • Không được đăng ký địa chỉ trụ sở công ty tại chung cư, nhà tập thể hoặc những nơi chỉ có chức năng để ở theo quy định của Luật Nhà ở 2014. Doanh nghiệp nên lựa chọn địa chỉ nhà riêng (có sổ đỏ), địa chỉ của tòa nhà văn phòng và những nơi có chức năng kinh doanh thương mại.

Điều kiện để được cấp Giấy phép hoạt động

Để được cấp Giấy phép hoạt động, bệnh viện đa khoa phải đáp ứng những điều kiện chung đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và những điều kiện cụ thể đối với bện viện theo quy định tại Điều 40, Điều 41 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, cụ thể:

Điều kiện về quy mô

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có quy mô phù hợp với từng hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Theo điểm a Khoản 1 Điều 41 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, bệnh viện đa khoa phải đảm bảo tối thiểu 30 giường bệnh.

Điều kiện về cơ sở vật chất

  • Có địa điểm cố định đáp ứng các quy định của pháp luật về: an toàn chịu lực, phòng cháy và chữa cháy, kiểm soát nhiễm khuẩn, bảo vệ môi trường, an toàn bức xạ (nếu có); bảo đảm đủ điện, nước phục vụ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  • Có biển hiệu, có sơ đồ và biển chỉ dẫn đến các khoa, phòng, bộ phận chuyên môn, hành chính;
  • Bố trí các bộ phận chuyên môn phù hợp chức năng của từng bộ phận, thuận tiện cho việc khám bệnh, chữa bệnh;
  • Đáp ứng các yêu cầu về xây dựng theo quy định của pháp luật, trong đó: bảo đảm diện tích sàn xây dựng tối thiểu 50 m2/giường bệnh; chiều rộng mặt trước (mặt tiền) bệnh viện phải đạt tối thiểu 10 m, bảo đảm lối đi cho xe cứu thương ra vào khu vực cấp cứu.

Lưu ý, trường hợp bệnh viện đa khoa có bộ phận chuyên môn không cùng trong một khuôn viên thì phải có sự kết nối về hạ tầng giao thông giữa các bộ phận để bảo đảm an toàn cho người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế.

Điều kiện về thiết bị y tế và phương tiện vận chuyển

  • Bệnh viện đa khoa phải có thiết bị y tế phù hợp với danh mục chuyên môn kỹ thuật và phạm vi hoạt động đăng ký.
  • Có phương tiện vận chuyển cấp cứu trong và ngoài bệnh viện. Trường hợp không có phương tiện cấp cứu ngoài bệnh viện, phải có hợp đồng với cơ sở trên địa bàn có chức năng cung cấp dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh.

Điều kiện về nhân sự

  • Có đủ người hành nghề theo quy mô, danh mục kỹ thuật và đạt tỷ lệ người hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
  • Số lượng người hành nghề toàn thời gian trong từng khoa phải đạt tỷ lệ tối thiểu 70% trên tổng số người hành nghề trong khoa;
  • Trưởng các bộ phận chuyên môn của bệnh viện phải là người hành nghề toàn thời gian của bệnh viện và có giấy phép hành nghề phù hợp với chuyên khoa của bộ phận chuyên môn được giao phụ trách, có thời gian hành nghề về chuyên khoa đó tối thiểu 36 tháng. Trường hợp người hành nghề là giảng viên của cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe đồng thời làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở thực hành của cơ sở đào tạo đó thì được kiêm nhiệm lãnh đạo khoa của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  • Trưởng bộ phận chuyên môn khác không thuộc đối tượng cấp giấy phép hành nghề phải có bằng tốt nghiệp đại học với chuyên ngành phù hợp với công việc được giao và phải là người làm việc toàn thời gian tại bệnh viện.
  • Bệnh viện phải thực hiện điều trị nội trú, tổ chức trực chuyên môn 24/24 giờ của tất cả các ngày.

Như vậy, so với quy định tại Nghị định 155/2018/NĐ-CP, quy định mới tại Nghị định 96/2023/NĐ-CP đã nâng điều kiện về số lượng người hành nghề toàn thời gian trong từng khoa đạt tỷ lệ tối thiểu từ 50% lên 70% trên tổng số người hành nghề trong khoa. Đồng thời bổ sung thêm quy định mới về việc bệnh viện phải tổ chức trực chuyên môn 24/24 giờ tất cả các ngày.

Điều kiện về tổ chức

Cơ cấu tổ chức của bênh viện đa khoa phải bao gồm:

  • Ban lãnh đạo, quản lý bệnh viện.
  • Các bộ phận chuyên môn.
  • Các phòng, bộ phận để thực hiện các chức năng về kế hoạch tổng hợp, tổ chức nhân sự, quản lý chất lượng, điều dưỡng, tài chính kế toán, công nghệ thông tin, thiết bị y tế và các chức năng cần thiết khác.

Bệnh viện được tổ chức theo các bộ phận chuyên môn về khám bệnh, lâm sàng, cận lâm sàng, khoa dược và phụ trợ. Ngoài ra, tùy điều kiện cơ sở vật chất và nhân lực, người đứng đầu bệnh viện đa khoa quyết định việc thành lập bộ phận chuyên môn theo hình thức liên chuyên khoa; người phụ trách chuyên môn của khoa này phải có giấy phép hành nghề với phạm vi hành nghề phù hợp với tối thiểu một trong các chuyên khoa.

Dịch vụ của Luật Việt An liên quan đến thành lập bệnh viện đa khoa

  • Tư vấn pháp luật về các điều kiện, thủ tục thành lập bệnh viện đa khoa;
  • Hướng dẫn trình tự, thủ tục thành lập bệnh viện đa khoa;
  • Soạn thảo văn bản, tổng hợp hồ sơ thành lập;
  • Đại diện khách hàng tiến hành thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Tư vấn những vấn đề pháp lý sau khi được thành lập.

Quý khách hàng có nhu cầu hỗ trợ pháp lý về điều kiện thành lập bệnh viện đa khoa cũng như các cơ sở khám chữa bệnh khác, xin vui lòng liên hệ dịch vụ tư vấn của Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thủ tục hành chính liên quan đến thành lập doanh nghiệp

    Thủ tục hành chính liên quan đến thành lập doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title