Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ thành lập công ty năm 2025
Thành lập công ty là thủ tục pháp lý do chủ sở hữu/thành viên/cổ đông công ty tiến hành để được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành lập công ty giúp hoạt động kinh doanh được hợp pháp. Việc thành lập công ty phải tuân thủ các quy định của pháp luật và thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục để đảm bảo tính pháp lý và hoạt động kinh doanh hiệu quả của công ty. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ cung cấp cho Quý khách hàng những thông tin tư vấn pháp lý khái quát về thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ thành lập công ty năm 2025.
Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ thành lập công ty năm 2025
Theo khoản 1 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh. Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Theo Công văn 05/CV-BCĐTKNQ18 năm 2025 bổ sung, hoàn thiện phương án sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện do Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 các địa phương hoàn thiện phương án sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Trong đó, theo tiểu mục 1 Mục I Công văn 05/CV-BCĐTKNQ18 năm 2025, 05 tên Sở thuộc cơ quan chuyên môn tỉnh được giữ nguyên tên gọi gồm có:
Giữ nguyên tên Sở Tài chính sau khi hợp nhất Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính.
Giữ nguyên tên Sở Nội vụ sau khi hợp nhất Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Sở Nội vụ.
Giữ nguyên tên Sở Xây dựng sau khi hợp nhất Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng. Trường hợp thực hiện phương án sáp nhập Sở Quy hoạch – Kiến vào Sở Xây dựng thì giữ nguyên tên Sở Xây dựng.
Giữ nguyên tên Sở Khoa học và Công nghệ sau khi hợp nhất Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Khoa học và Công nghệ.
Giữ nguyên tên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sau khi tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Sở Thông tin và Truyền thông.
Theo đó, hiện nay các đầu công việc thuộc thẩm quyền của Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ được gửi tới Sở Tài chính (Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính sau khi hợp nhất). Như vậy, thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ thành lập công ty năm 2025 được chuyển từ Sở Kế hoạch và Đầu tư sang Sở Tài chính.
Điều kiện để thành lập công ty
Chủ thể thành lập công ty
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, mọi cá nhân không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, dù là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đều có quyền thành lập và góp vốn vào công ty, miễn không thuộc các trường hợp cấm trong quy định.
Chủ thể thành lập là cá nhân thì cá nhân đó phải có đủ năng lực hành vi dân sự để đảm bảo có thể chịu trách nhiệm với công ty mình thành lập.
Trường hợp cá nhân thành lập công ty tại Việt Nam là người nước ngoài thì buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư theo văn bản quy định của pháp luật để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Lưu ý: Đối tượng không có quyền thành lập công ty:
Cán bộ, viên chức, công chức, sĩ quan trong quân ngũ thuộc các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp thành lập doanh nghiệp nhằm phòng chống tham nhũng, chống cạnh tranh không lành mạnh, ngăn ngừa cắc nguy cơ tiêu cực đến chức trách, công vụ của họ.
Cá nhân đang trong thời gian bị hạn chế, bị tước quyền công dân;
Tổ chức sử dụng các nguồn ngân sách nhà nước được cấp sai mục đính, nhằm tạo lợi ích riêng, lợi ích nhóm.
Ngoài ra còn một số một số trường hợp khác được bang hành trong Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Lựa chọn loại hình công ty
Hiện nay có 02 loại hình công ty bao gồm:
Công ty Cổ phần;
Công ty hợp danh.
Đặt tên công ty
Một số nguyên tắc nhất định khi đặt tên cho công ty theo luật định:
Tên công ty phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất 2 thành tố sau: “Loại hình công ty + tên riêng”
Không được đặt tên trùng với các công ty có trước hoặc gây nhầm lẫn.
Tên công ty có thể bằng tiếng nước ngoài hoặc viết tắt.
Không sử dụng ký hiệu, từ ngữ vi phạm truyền thống văn hóa, lịch sử, đạo đức và thuần phong mỹ tục dân tộc.
Không sử dụng tên các cơ quan nhà nước, tên tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân để làm một phần tên riêng hoặc toàn bộ tên của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
Trụ sở công ty
Trụ sở công ty cần đáp ứng một số điều kiện sau:
Phải ở trên lãnh thổ nước Việt Nam.
Có địa chỉ xác định bao gồm số nhà, tên phố (ngõ phố)/ tên xã, phường, thị trấn, thị xã, huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Nếu nơi đặt trụ sở công ty chưa có số nhà hoặc tên đường thì nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh, phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường.
Không được đặt trụ sở chính tại chung cư, tập thể.
Ngành nghề đăng ký kinh doanh
Công ty có quyền kinh doanh bất kể ngành nghề nào theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, công ty cần đáp ứng đủ điều kiện đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Vốn điều lệ
Đối với ngành nghề kinh doanh không yêu cầu mức vốn pháp định thì pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu mà sẽ phụ thuộc vào quy mô thực tế của công ty.
Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu mức vốn pháp định thì công ty cần kê khai mức vốn điều lệ tối thiểu bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó.
Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối đa.
Thực tế công ty không phải chứng minh số vốn này nhưng về mặt pháp lý số vốn đăng ký là cơ sở để công ty cam kết thanh toán các khoản nợ. Công ty đóng thuế môn bài dựa vào vốn điều lệ công ty, cụ thể:
Vốn công ty trên 10 tỷ đồng: Thuế môn bài phải nộp là 3 triệu đồng/năm.
Vốn công ty từ 10 tỷ trở xuống: Thuế môn bài khoảng 2 triệu đồng/năm.
Người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật quy định tại Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020, theo đó:
Người đại diện theo pháp luật phải là cá nhân, đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không nhất thiết là người góp vốn trong công ty.
Người đại diện theo pháp luật của công ty có thể là người Việt Nam hoặc là người nước ngoài. Điều lệ công ty quy định số lượng cụ thể, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện của công ty.
Các chức danh người đại diện theo pháp luật bao gồm: Chủ tịch hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Chủ tịch hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc và các chức danh quản lý khác theo quy định trong điều lệ công ty.
Nếu doanh nghiệp thuê người đại diện theo pháp lý thì phải có thêm hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm.
Công ty TNHH, công ty cổ phần có thể có 01 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
Hồ sơ thành lập công ty năm 2025
Hồ sơ đăng ký kinh doanh thành lập công ty cổ phần
Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp.
Dự thảo Điều lệ Công ty cổ phần;
Danh sách cổ đông sáng lập;
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực của các cổ đông công ty và người đại diện theo pháp luật: Giấy CMND còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân; Hoặc Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
Hồ sơ đăng ký kinh doanh thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH một thành viên (Phụ lục I-2 Thông tư 01/2021);
Điều lệ công ty.
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của công ty (Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/Hộ chiếu).
Trường hợp chủ sở hữu là tổ chức thì cần nộp kèm Quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác và bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.
Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH hai thành viên trở lên (Phụ lục I-3 Thông tư 01/2021);
Điều lệ công ty;
Danh sách thành viên công ty (Phụ lục I-6 Thông tư 01/2021);
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty (Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/Hộ chiếu);
Trường hợp chủ sở hữu là tổ chức thì cần nộp kèm Quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác và bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp; Văn bản ủy quyền của tổ chức cho cá nhân quản lý phần vốn góp;
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục.
Trên đây là phân tích về thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ thành lập công ty năm 2025. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu tư vấn các quy định của pháp luật, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!