Mỹ được biết đến là quốc gia đi đầu trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ có nền kinh tế mạnh về công nghệ nhất đến thị trường tiêu dùng lớn nhất. Do đó, được nhiều các doanh nghiệp trên toàn thế giới săn đón, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, các quy định khác nhau giữa các bang của Hoa Kỳ có sự khác nhau và các thủ tục để vào thị trường Hoa Kỳ cũng không phải dễ dàng. Sau đây, Luật Việt An sẽ hướng dẫn thủ tục thành lập công ty tại Mỹ.
Lưu ý hình thức đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư Việt Nam khi thành lập công ty tại Mỹ trọn gói
Theo Điều 52 Luật Đầu tư 2020, thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư là một trong những hình thức đầu tư ra nước ngoài. Do đó, nếu nhà đầu tư Việt Nam thành lập công ty tại Mỹ thì đây chính là hình thức đầu tư ra nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế.
Theo đó, ngành nghề đầu tư phải không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài và đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện.
Đồng thời, nhà đầu tư cần nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước khi tiến hành hoạt động đầu tư. Chỉ khi nhà đầu tư thành lập công ty tại Mỹ thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài thì sau này mới có thể chuyển vốn ra Mỹ để đầu tư hợp pháp, đăng ký giao dịch ngoại hối và chuyển tiền lợi nhuận hợp pháp về Việt Nam (nếu có). Công ty luật Việt An có lợi thế và kinh nghiệm về việc hỗ trợ về cả thủ tục thành lập công ty tại Mỹ trọn gói cả thủ tục xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài và đăng ký giao dịch ngoại hối. Nên sẽ là một lựa chọn đầy đủ cho các nhà đầu tư muốn đầu tư ra nước ngoài.
Lựa chọn loại hình công ty tại Mỹ
Bước đầu tiên và quan trọng nhất khi quyết định thành lập một doanh nghiệp tại Mỹ là phải quyết định loại hình công ty phù hợp.
Hiện nay, các loại hình công ty phổ biến tại Mỹ có thể kể đến:
Công ty tư nhân (Sole Proprietorships)
Công ty hợp danh (Partnerships)
Công ty hợp danh hữu hạn (Limited Partnership – LP)
Công ty cổ phần (C-Corporation)
Công ty cổ phần (S-Corporation)
Công ty trách nhiệm hữu hạn (Limited liability company -LLC)
Lưu ý đối với loại hình công ty cổ phần ở Mỹ, có hai loại hình doanh nghiệp cổ phần chính: C Corp và S Corp.
C Corp
S Corp
Đặc điểm
Một pháp nhân riêng biệt, tách rời khỏi chủ doanh nghiệp, lợi nhuận, thuế của doanh nghiệp được tính riêng và chịu trách nhiệm pháp lý riêng
Một pháp nhân riêng biệt, tách rời khỏi chủ doanh nghiệp
Không bị đánh thuế doanh nghiệp.
Đánh thuế trên lợi nhuận
Lợi nhuận sẽ bị đánh thuế 2 lần: thuế doanh nghiệp 21% khi công ty có lợi nhuận, và thuế thu nhập cá nhân khi chia cổ tức về cho các cổ đông
Lợi nhuận được chia về trực tiếp cho các cổ đông và chỉ phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
Đặc trưng lĩnh vực doanh nghiệp
Khả năng huy động vốn vì được quyền chào bán cổ phần, và cũng có thể chiêu mộ nhân tài bằng cổ phần
Phù hợp với việc kinh doanh có rủi ro trung bình đến cao, có nhu cầu huy động nguồn vốn lớn
S Corp không thể có nhiều hơn 100 cổ đông và tất cả cổ đông đều phải là công nhân Mỹ nên không phù hợp cho các nhà đầu tư mới sang Mỹ.
Nhiều bang tại Mỹ không công nhận S Corp và áp dụng quy định như C Corp.
Để lựa chọn được một loại hình/cấu trúc phù hợp cũng như tránh đưa ra quyết định sai lầm, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập công ty tại Mỹ phải cân nhắc những ưu và nhược điểm của mỗi loại hình này, đối chiếu và so sánh nó với các mục tiêu kinh doanh của công ty.
Do đó, nếu như doanh nghiệp có nhu cầu thành lập công ty tại Mỹ mà chưa nắm rõ ưu nhược điểm các loại hình cũng như những khó khăn trong thủ tục và hồ sơ, có thể liên hệ Luật Việt An để được tư vấn giải pháp hiệu quả nhất.
Cơ quan tiếp nhận và giải quyết thủ tục thành lập công ty tại Mỹ
Ở Mỹ, giống như trong nhiều vấn đề luật pháp khác, mỗi bang có các luật khác nhau điều chỉnh việc thành lập doanh nghiệp và công việc đăng ký/thành lập doanh nghiệp ở mỗi bang lại do các cơ quan khác nhau phụ trách.
Ví dụ: ở Utah là Sở Thương mại, ở Washington DC là Văn phòng Phát triển Doanh nghiệp và Kinh tế và Ban Doanh nghiệp thuộc Bộ Bảo vệ người tiêu dùng, Bang Ohio là Văn phòng Bang, New york là Sở Ngoại giao.. sau đây tạm gọi chung là Sở Đăng ký doanh nghiệp (SĐK).
Giấy tờ pháp lý khi thành lập công ty tại Mỹ
Để thành lập doanh nghiệp tại Mỹ, trưuớc hết công ty Việt Nam phải có đầy đủ:
Giấy tờ thành lập công ty tại Việt Nam: điều lệ thành lập công ty, danh sách cổ đông, sáng lập viên, giấy phép hành nghề tại Việt Nam;
Các giấy tờ kèm theo xác nhận hoạt động kinh doanh tốt, có hiệu quả do các công ty kiểm toán độc lập, có uy tín cấp, do các ngân hàng có uy tín cấp, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Tiếp theo là khai mẫu đơn xin thành lập mà mỗi bang đều có mẫu riêng của mình. Các công ty nước ngoài có thể thành lập các loại hình công ty như chi nhánh công ty nước ngoài, công ty con của công ty nước ngoài, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty liên danh, công ty liên danh TNHH,.. tuỳ theo luật mỗi bang cho phép và tuỳ theo loại hình kinh doanh.
Các bước khi tiến hành thành lập công ty tại Mỹ
Thủ tục thành lập công ty tại Mỹ khác nhau tùy theo tiểu bang và loại hình doanh nghiệp thành lập. Dưới đây là hướng dẫn cơ bản về cách đăng ký công ty tại Mỹ.
Bước 1: Chọn loại hình doanh nghiệp
Điều đầu tiên là chọn hình thức kinh doanh phù hợp với nhu cầu của bạn. Các cấu trúc phổ biến nhất bao gồm:
Doanh nghiệp tư nhân (Sole Proprietorship): Đơn giản và dễ thiết lập nhưng không cung cấp bất kỳ sự bảo vệ trách nhiệm nào.
Hợp danh (Partnership): Doanh nghiệp có hai hoặc nhiều chủ sở hữu hoặc đối tác.
Công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC): Cung cấp bảo vệ trách nhiệm với các tùy chọn thuế linh hoạt.
Công ty cổ phần (Corporation): Cung cấp trách nhiệm hữu hạn, nhưng đòi hỏi nhiều thủ tục pháp lý hơn.
Bước 2: Chọn tên doanh nghiệp
Cần tìm một tên doanh nghiệp độc đáo chưa được sử dụng trong tiểu bang mà bạn muốn đăng ký. Khách hàng có thể kiểm tra hướng dẫn đặt tên trên trang web của tiểu bang hoặc thông qua một nhà cung cấp dịch vụ.
Bước 3: Chỉ định đại diện đăng ký
Hầu hết các tiểu bang yêu cầu doanh nghiệp phải có một đại diện đăng ký – một người hoặc công ty có thể nhận các tài liệu pháp lý thay mặt cho doanh nghiệp của bạn. Đại diện đăng ký phải có địa chỉ thực tế tại tiểu bang nơi công ty sẽ được đăng ký.
Bước 4: Nộp hồ sơ thành lập
Hồ sơ thành lập phù hợp phải được nộp cho Văn phòng Thư ký Tiểu bang hoặc cơ quan tương tự trong tiểu bang.
Lưu ý:
LLC: Cần nộp Điều lệ Tổ chức (Articles of Organization).
Corporation: Cần nộp Điều lệ Công ty (Articles of Incorporation).
Bước 5: Chuẩn bị Thỏa thuận Hoạt động hoặc Điều lệ Công ty
LLC: Thỏa thuận Hoạt động quy định cấu trúc công ty, vai trò của các thành viên và cách thức hoạt động của doanh nghiệp.
Corporation: Điều lệ Công ty quy định các quy tắc quản trị công ty. Mặc dù tài liệu này được yêu cầu về mặt pháp lý, nhưng thường chỉ được sử dụng nội bộ và không cần phải nộp cho tiểu bang.
Bước 6: Lấy mã số nhận dạng người sử dụng lao động (EIN)
Mã số nhận dạng người sử dụng lao động (EIN), còn gọi là Mã số Thuế Liên bang, do Sở Thuế vụ (IRS) cấp và được sử dụng để nhận diện doanh nghiệp của bạn cho mục đích thuế. Khách hàng có thể lấy EIN miễn phí trực tuyến thông qua trang web của IRS.
Bước 7: Đăng ký thuế tiểu bang và địa phương
Tùy thuộc vào tiểu bang, khách hàng có thể cần đăng ký các loại thuế cụ thể của tiểu bang, bao gồm thuế bán hàng hoặc thuế bảng lương. Một số tiểu bang yêu cầu doanh nghiệp phải trả thuế nhượng quyền hoặc phí hàng năm.
Bước 8: Xin giấy phép cần thiết
Đối với một số ngành công nghiệp hoặc tiểu bang, doanh nghiệp có thể cần giấy phép hoặc giấy phép đặc biệt để vận hành doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên kiểm tra với chính quyền địa phương, tiểu bang và liên bang để đảm bảo tuân thủ.
Bước 9: Thủ tục sau thành lập
Bước cuối cùng là duy trì tuân thủ, bao gồm nộp báo cáo hàng năm, gia hạn giấy phép và nộp thuế đúng hạn.
Thời gian xử lý hồ sơ thành lập công ty tại Mỹ
Thời gian xử lý:
Nộp hồ sơ trực tuyến: Hiện tại, hầu hết các tiểu bang đều cung cấp dịch vụ nộp hồ sơ trực tuyến, và đây thường là phương án nhanh nhất. Nếu bạn nộp hồ sơ trực tuyến cho các tài liệu thành lập doanh nghiệp, thời gian xử lý có thể chỉ từ 1 đến 3 ngày làm việc ở một số tiểu bang.
Nộp hồ sơ qua đường bưu điện: Việc nộp hồ sơ qua đường bưu điện sẽ có thời gian xử lý lâu hơn, thường mất 5 đến 10 ngày làm việc hoặc lâu hơn cho hầu hết các tiểu bang.
Dịch vụ nhanh: Hầu hết các tiểu bang đều cung cấp tùy chọn dịch vụ nộp hồ sơ nhanh với một khoản phí bổ sung. Với các dịch vụ này, thời gian xử lý có thể nhanh nhất chỉ còn 24 giờ.
Ở một số tiểu bang như New York và Arizona, LLC phải công bố thông báo thành lập trên báo, và quy trình này có thể kéo dài thêm vài tuần.
Như vậy, quá trình đăng ký công ty tại Mỹ có thể mất 1 đến 3 ngày nếu nộp hồ sơ trực tuyến và sử dụng dịch vụ nhanh, hoặc có thể kéo dài vài tuần nếu cần thực hiện các bước bổ sung như lấy giấy phép hoặc hoàn thành yêu cầu công bố thông tin.
Những chi phí liên quan đến thành lập công ty tại Mỹ
Mức lệ phí từ 100 USD- 300 USD nhưng cũng có thể phát sinh một số chi phí khác. Tổng lệ phí rơi vào khoảng 500USD.
Ví dụ:
California: Từ khoảng $70
New York: Từ khoảng $200
Delaware: Từ khoảng $90
Texas: Từ khoảng $300
Việc thành lập công ty tại Mỹ như trên thì không tốn kém lắm, nhưng duy trì hoạt động của một công ty tại Mỹ thì tương đối cao, gồm các khoản chính sau:
Phí công bố thông tin: Một số tiểu bang như New York và Arizona yêu cầu LLC phải công bố thông báo thành lập trên các tờ báo địa phương. Chi phí cho việc này có thể dao động từ khoảng $40 đến $2,000, tùy thuộc vào ấn phẩm và yêu cầu của tiểu bang.
Mã số thuế liên bang (EIN): Việc lấy mã số EIN từ IRS là miễn phí, nhưng một số dịch vụ có thể tính phí để đẩy nhanh quá trình này, với chi phí khoảng $50 đến $100.
Phí hàng năm và thuế: Sau khi thành lập LLC, một số tiểu bang yêu cầu báo cáo hàng năm hoặc hai năm một lần, kèm theo thuế hoặc phí. Các khoản phí này có thể dao động từ khoảng $50 đến $800 mỗi năm. Ví dụ, California yêu cầu mức thuế nhượng quyền tối thiểu hàng năm không dưới $800.
Tiền thuê văn phòng: văn phòng gồm hai phòng làm việc không có trang thiết bị nội thất (công trình phụ chung bên ở ngoài hành lang), vị trí tương đối trung tâm giá khoảng USD2,500/tháng;
Điện thoại, fax, Internet: tuỳ theo hoạt động giao dịch nhiều ít, ở Mỹ các dịch vụ này thuộc loại rẻ nhất thế giới: thuê bao 1 đường điện thoại (tự lắp máy fax không bị phụ phí) là khoảng 20USD/tháng. Thuê bao Internet: khoảng 22USD/tháng được dùng 24/24 tiếng và phải có đường điện thoại nữa, như vậy một văn phòng phải có ít nhất 2 đường điện thoại.
Tiền thuê nhà: khoảng từ 20.000-25.000USD/năm căn hộ có một phòng khách và một phòng ngủ, một buồng tắm, một bếp.
Trên đây là tư vấn về thủ tục thành lập công ty tại Mỹ. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất!