Phòng khám nha khoa hay còn gọi là phòng khám răng – hàm- mặt, là nơi cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng, bao gồm: khám, chữa bệnh, phòng ngừa và thẩm mỹ răng miệng. Phòng khám nha khoa là một trong những cơ sở y tế thiết yếu, cần thiết cho mỗi người. Các phòng khám nha khoa khi thành lập phải tiến hành những thủ tục pháp lý để có thể đi vào hoạt động một cách hợp pháp. Sau đây, Luật Việt An sẽ cung cấp những thông tin về thủ tục thành lập phòng khám nha khoa theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý
Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023;
Nghị định 96/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Phòng khám nha khoa
Khái niệm
Phòng khám nha khoa là nơi chuyên chẩn định, chữa và phòng chống các bệnh về răng cũng như các bộ phận khác trong miệng. Thành lập phòng khám nha khoa được thực hiện theo thủ tục về thành lập phòng khám chuyên khoa được quy định trong pháp luật chuyên ngành về khám chữa bệnh tại Việt Nam.
Phạm vi hoạt động
Phòng khám nha khoa được hoạt động trong phạm vi sau đây:
Khám bệnh, chữa bệnh thông thường, cấp cứu ban đầu các vết thương hàm mặt;
Làm các tiểu phẫu sửa sẹo vết thương nhỏ dài dưới 02cm ở mặt;
Nắn sai khớp hàm;
Điều trị laser bề mặt;
Chữa các bệnh viêm quanh răng;
Chích, rạch, áp xe, lấy cao răng, nhổ răng;
Làm răng, hàm giả;
Chỉnh hình răng miệng;
Chữa răng và điều trị nội nha;
Thực hiện cắm ghép răng;
Tiểu phẫu thuật răng miệng.
Trình tự, thủ tục mở phòng khám nha khoa
Thủ tục thành lập phòng khám nha khoa gồm hai giai đoạn: Giai đoạn xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với nhà đầu tư trong nước hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài và Giai đoạn xin cấp phép thành lập phòng khám nha khoa.
Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bước 1: Nộp hồ sơ
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các thành phần sau:
Loại hình doanh nghiệp
Hồ sơ
Doanh nghiệp tư nhân
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân;
3. Giấy ủy quyền và giấy tờ pháp lý của bên được ủy quyền (nếu có).
Công ty hợp danh
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
2. Điều lệ công ty;
3. Danh sách thành viên;
4. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên;
5. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định;
6. Giấy ủy quyền và giấy tờ pháp lý của bên được ủy quyền (nếu có).
Công ty trách nhiệm hữu hạn
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
2. Điều lệ công ty;
3. Danh sách thành viên;
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định.
5. Giấy ủy quyền và giấy tờ pháp lý của bên được ủy quyền (nếu có).
Công ty cổ phần
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
2. Điều lệ công ty;
3. Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định;
5. Giấy ủy quyền và giấy tờ pháp lý của bên được ủy quyền (nếu có).
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ phản hồi kết quả trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan sẽ ra trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do và hướng dẫn doanh nghiệp chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ;
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:
Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
Bản sao hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài;
Đề xuất dự án đầu tư;
Bản sao Xác nhận ngân hàng có số dư tương ứng với số tiền đầu tư;
Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất: Hợp đồng thuê bất động sản, sổ đỏ; quyết định xây dựng hoặc các tài liệu khác chứng minh về địa điểm thực hiện dự án;
Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
Giấy ủy quyền cho Luật Việt An thực hiện thủ tục.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế Hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Bước 3: Nhận kết quả
Sở kế Hoạch và Đầu tư kiểm tra hồ sơ:
Phản hồi kết quả trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nước uống đóng chai cho doanh nghiệp.
Thủ tục xin cấp phép thành lập phòng khám nhãn khoa
Bước 1: Nộp hồ sơ
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động về Bộ Y tế
Căn cứ theo Điều 60 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động của phòng khám nha khoa bao gồm:
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo Mẫu 02 Phụ lục II Nghị định này;
Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
Bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề và giấy xác nhận quá trình hành nghề của người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
Bản kê khai cơ sở vật chất, danh mục thiết bị y tế, danh sách nhân sự đáp ứng điều kiện cấp giấy phép hoạt động và các giấy tờ chứng minh, xác nhận các kê khai đó;
Danh sách ghi rõ họ tên, số giấy phép hành nghề của từng người hành nghề đăng ký hành nghề tại cơ sở;
Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Giấy ủy quyền cho Luật Việt An thực hiện thủ tục.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Bộ Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP cho người đề nghị.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung:
Cơ quan cấp giấy phép hoạt động phải có văn bản gửi cơ sở đề nghị, trong đó phải nêu cụ thể các tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ;
Sau khi sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ sở đề nghị gửi văn bản thông báo và tài liệu chứng minh đã hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung;
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo và tài liệu chứng minh đã hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa của cơ sở đề nghị, cơ quan cấp giấy phép hoạt động có thể tiến hành kiểm tra thực tế việc khắc phục, sửa chữa của cơ sở đề nghị trong trường hợp cần thiết hoặc thực hiện việc cấp giấy phép hoạt động.
Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung:
Cơ quan cấp giấy phép hoạt động tổ chức thẩm định điều kiện hoạt động và danh mục kỹ thuật thực hiện tại cơ sở đề nghị và lập biên bản thẩm định trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ;
Phải cấp mới giấy phép hoạt động và ban hành quyết định phê duyệt danh mục kỹ thuật thực hiện tại cơ sở trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành biên bản thẩm định.
Trường hợp không cấp Giấy phép hoạt động phải có văn bản trả lời và nêu lý do.
Bước 4: Cấp Giấy phép hoạt động cho cơ sở
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép hoạt động, cơ quan cấp giấy phép hoạt động công bố trên cổng thông tin điện tử của mình và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh các thông tin sau:
Tên, địa chỉ cơ sở được cấp giấy phép hoạt động;
Họ, tên và số giấy phép hành nghề người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật;
Số giấy phép hoạt động;
Phạm vi hoạt động chuyên môn và thời gian hoạt động chuyên môn.
Giấy phép hoạt động được lập thành 02 bản theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản cấp cho cơ sở đề nghị và 01 bản lưu tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động trừ trường hợp đã trả kết quả trên môi trường điện tử.
Mã ngành nghề của phòng khám nha khoa
Mã ngành nghề kinh doanh là dãy ký tự được mã hóa theo bảng chữ cái hoặc số nhằm thể hiện một ngành kinh doanh cụ thể.
Căn cứ theo quy định tại phụ lục I Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành mà phòng khám nha khoa có thể đăng ký như sau:
Mã ngành
Tên ngành, nghề
3290
Sản xuất khác chưa được phân vào đâu
Chi tiết: Sản xuất răng giả (không sản xuất xứ tại trụ sở)
4649
Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
Chi tiết: Bán buôn dụng cụ y tế; Bán buôn dụng cụ thể dục, thể thao.
4669
Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
Chi tiết: Bán buôn răng giả
4773
Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh
Chi tiết: Bán lẻ răng giả
8620
Hoạt động của các phòng khám đa khoa, chuyên khoa và nha khoa Chi tiết: Chuyên khoa răng hàm mặt; không lưu trú bệnh nhân.
Một số phòng khám nha khoa tại Việt Nam
Phòng khám Nha khoa Thúy Đức
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 64 Phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội;
Cơ sở 2: Tòa GP Building, 257 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
Đội ngũ bác sĩ tại Nha khoa Thúy Đức đều tốt nghiệp từ khoa Răng Hàm Mặt của trường Đại học Y Hà Nội, có kiến thức chuyên môn, tay nghề cao, kinh nghiệm từ 5 năm trở lên trong lĩnh vực nha khoa. Đặc biệt trong lĩnh vực chỉnh nha có bác sĩ Phạm Hồng Đức là bác sĩ nhiều kinh nghiệm.
Hệ thống Nha khoa Lạc Việt Intech
Địa chỉ:
Số 168 đường Láng, Thịnh Quang, Đống Đa;
Số 27 Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy;
Số 426 Minh Khai, Hai Bà Trưng.
Với sứ mệnh “Dẫn đầu chất lượng điều trị”, trong suốt hơn 15 năm phát triển bền vững, Hệ thống Nha khoa Lạc Việt Intech đã khẳng định vị thế tiên phong, trở thành một trong những Hệ thống nha khoa hàng đầu tại Hà Nội về Chuyên sâu về niềng răng thẩm mỹ và phục hình, cấy ghép Implant.
Nha khoa Hoa Hồng Phương Đông
Địa chỉ: 166 Đồng Văn Cống, Building D2eight 315, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là một đơn vị nha khoa uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nha khoa ứng dụng phương pháp điều trị hiện đại bậc nhất và kỹ thuật gây tê đặc biệt. Đem lại cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ chất lượng cao, an toàn, hiệu quả.
Dịch vụ thành lập phòng khám nha khoa của Luật Việt An
Tư vấn thành lập phòng khám nha khoa;
Soạn thảo, hoàn thiện các hồ sơ và trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền liên quan đến thủ tục xin cấp giấy phép phòng khám nha khoa;
Theo dõi, thay mặt khách hàng bổ sung giấy tờ khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền trong quá trình làm thủ tục;
Nhận kết quả và bàn giao giấy phép đến cho khách hàng theo hợp đồng;
Hỗ trợ, tư vấn pháp lý thường xuyên cho khách hàng sau thành lập.
Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hoặc có nhu cầu hỗ trợ hồ sơ, thủ tục thành lập phòng khám nha khoa, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.
Bài viết được cập nhật đến tháng 3/2024, bất kỳ sự thay đổi về pháp luật nào chưa được cập nhật, vui lòng liên hệ đến Luật Việt An để được hỗ trợ.