Tình hình giải thể doanh nghiệp 9 tháng đầu năm 2023

Theo số liệu báo cáo của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nền kinh tế đã dần lấy lại đà tăng trưởng nhưng còn chậm, khó khăn thách thức vẫn đang tạo áp lực lên điều hành vĩ mô trong quý cuối năm.

Tổng quan tình hình đăng ký kinh doanh tháng 9 năm 2023

Ngày 29/9, Tổng cục Thống kê đã công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội quý III và 9 tháng năm 2023, trong đó, về tình hình đăng ký doanh nghiệp:

Trong tháng 9, cả nước có 12.684 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 117,2 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 80 nghìn lao động, giảm 9,7% về số doanh nghiệp, giảm 13,4% về vốn đăng ký và tăng 0,1% về số lao động so với tháng 8/2023. So với cùng kỳ năm 2022, tăng 10,6% về số doanh nghiệp, giảm 13,9% về số vốn đăng ký và tăng 29,3% về số lao động.

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 9,2 tỷ đồng, giảm 4,1% so với tháng trước và giảm 22,1% so với cùng kỳ năm 2022. Trong tháng, cả nước còn có 5.808 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 7,2% so với tháng trước và tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Tình hình doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Số liệu 9 tháng đầu năm 2023

Số liệu 9 tháng đầu năm 2023 - Giải thể doanh nghiệp

Theo thống kê, tính chung trong 9 tháng đầu năm 2023 đã có 135.105 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, phần lớn là các doanh nghiệp lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn (chiếm đến 56,1%). Cụ thể:

Tạm ngừng kinh doanh

Số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh là 75.791 doanh nghiệp, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2022. Phần lớn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong 9 tháng năm 2023 có thời gian hoạt động ngắn, dưới 5 năm với 36.089 doanh nghiệp (chiếm 47,6%); tập trung chủ yếu ở quy mô nhỏ (dưới 10 tỷ đồng) với 67.147 doanh nghiệp (chiếm 88,6%, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2022).

Số liệu cụ thể trong tháng 9/2023 cho thấy các doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh chủ yếu thuộc nhóm ngành nghề bán buôn, bán lẻ, sửa chữa xe ô tô, xe máy, cụ thể 30.167 doanh nghiệp, tăng 32% so với cùng kì năm ngoái. Xếp thứ hai là các ngành nghề xây dựng với 10.026 doanh nghiệp ngưng kinh doanh, tăng 12,2% so với cùng kì năm ngoái và xếp cuối cùng là nhóm ngành nghề liên quan giáo dục đào tạo, chỉ có 1.418 doanh nghiệp ngừng kinh doanh, con số giảm 7,1% so với cùng kì năm ngoái.

Chờ làm thủ tục giải thể

Số doanh nghiệp vẫn đang chờ làm thủ tục giải thể là 46.086 doanh nghiệp, so với cùng kỳ năm 2022 đã tăng khoảng 26,9%. Thống kê cũng cho thấy các doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp quy mô nhỏ vốn dưới 10 tỷ đồng với 40.362 doanh nghiệp (chiếm đến 87,6%, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm 2022).

Đã giải thể

Số doanh nghiệp giải thể là 13.228 doanh nghiệp, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, có 6/17 ngành kinh doanh chính có số lượng doanh nghiệp giải thể tăng so với cùng kỳ năm 2022. Phần lớn doanh nghiệp giải thể trong 9 tháng đầu năm 2023 có thời gian hoạt động ngắn (dưới 5 năm) với 9.141 doanh nghiệp (chiếm 69,1%) và tập trung chủ yếu ở quy mô vốn từ 0 – 10 tỷ đồng với 11.360 doanh nghiệp (chiếm 85,9%, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm 2022).

Số liệu tháng 9 năm 2023

Tính riêng trong tháng 9/2023, cả nước có 10.838 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó có: 4.124 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm 2022; 5.273 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm 2022; 1.441 doanh nghiệp đã giải thể, chấm dứt tồn tại, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường 9 tháng giảm mạnh so với đầu năm. Xét theo số liệu thống kê từ đầu năm 2023 đến nay, mặc dù vẫn luôn tồn tại những khó khăn thách thức, nhưng kinh tế chín tháng đầu năm đã có sự chuyển biến tích cực, quý sau cao hơn quý trước, tháng sau tích cực hơn tháng trước. Con số các doanh nghiệp mới đăng kí kinh doanh tăng và có sự giảm đi cra các doanh nghiệp giải thể hay dừng hoạt động là một tín hiệu tích cực của nền kinh tế trong ba quý đầu năm nay.

Tình hình kinh tế biến động 9 tháng đầu năm 2023

Nhìn chung, theo báo cáo chỉ ra rằng trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường, không thuận lợi, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cung với sự điều hành sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, nền kinh tế đạt mức tăng trưởng 4,24% của 9 tháng, đây không phải là mức tăng trưởng cao nhưng là kết quả tích cực trong bối cảnh khó khăn của kinh tế thế giới.

Bên cạnh đó, các chỉ số thống kê cho thấy kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp; cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức tăng khá.

Tuy nhiên, bước sang quý IV năm 2023, kinh tế – xã hội nước ta tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; các biến động về kinh tế, chính trị của thế giới, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, thiên tai, biến đổi khí hậu và dịch bệnh khó dự báo. Do đó, việc đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2023 theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 là thách thức lớn, cần sự chung sức, đồng lòng của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân.

Các ngành, các cấp tăng cường dự báo, chủ động điều hành linh hoạt, phù hợp với tình hình mới, kịp thời ứng phó với các tình huống phát sinh, tập trung triển khai hiệu quả đồng bộ các chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Kinh tế nước ta cần tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hơn nữa xu hướng tích cực, tập trung thực hiện những giải pháp thúc đẩy cỗ xe tam mã để đạt được kết quả tăng trưởng kinh tế cao nhất trong những tháng cuối năm

Một số giải pháp trong báo cáo đưa ra

  • Một là, tiếp tục tập trung triển khai nhanh, hiệu quả các chủ trương, chính sách về tài chính, tiền tệ. Liên tục cập nhật các kịch bản dự báo về tăng trưởng, lạm phát để chủ động điều hành, ứng phó với các tình huống phát sinh.
  • Hai là, đẩy mạnh tiêu dùng, tập trung phát triển thị trường trong nước. Thực hiện có hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại, thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử để mở rộng tiêu dùng nội địa.
  • Ba là, triển khai hiệu quả các giải pháp phù hợp kích cầu thương mại và dịch vụ, phát triển du lịch.
  • Bốn là, tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, phát huy tối đa các nguồn lực đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước. Thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài.
  • Năm là, nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của các ngành, các cấp.

Trên đây là các thông tin cần thiết liên quan đến tình hình giải thể doanh nghiệp 9 tháng đầu năm 2023. Nếu có bất kì khó khăn vướng mắc trong quá trình làm các thủ tục liên quan đến thành lập công ty hoặc giải thể doanh nghiệp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được tư vấn chi tiết!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO