Trình tự giải quyết đơn khởi kiện là vấn đề pháp lý cần được quan tâm đầu tiên trong bối cảnh xuất hiện ngày càng nhiều những tranh chấp giữa người dân với nhau, giữa người dân với tổ chức, và cũng chính vì vậy mà nhu cầu của người dân về việc được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân ngày càng tăng. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An xin giới thiệu tới quý khách về các quy định của pháp luật Việt Nam về trình tự giải quyết đơn khởi kiện và các vấn đề có liên quan.
Quyền khởi kiện là gì?
Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về quyền khởi kiện là quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trong pháp luật hành chính, tại khoản 8 Điều 3 Luật Tố tụng Hành chính 2015 định nghĩa về người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân.
Như vậy, có thể thấy rằng quyền khởi kiện không chỉ dành riêng cho cá nhân, mà ngay cả những cơ quan, tổ chức vẫn có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Các phương thức gửi đơn khởi kiện tới Tòa án
Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và Điều 119 Luật Tố tụng Hành chính 2015 đều quy định 03 phương thức mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể gửi đơn khởi kiện tới Tòa án, cụ thể như sau:
Nộp đơn khởi kiện trực tiếp tại Tòa án
Gửi đơn khởi kiện thông qua dịch vụ bưu chính
Gửi đơn khởi kiện trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
Trình tự giải quyết đơn khởi kiện dân sự như thế nào?
Theo quy định tại Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, trình tự giải quyết đơn khởi kiện dân sự sẽ được thực hiện theo tiến trình sau:
Trình tự giải quyết đơn khởi kiện hành chính như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 121 Luật Tố tụng Hành chính 2015, trình tự giải quyết đơn khởi kiện được quy định như sau:
Sự khác nhau giữa khởi kiện dân sự và khởi kiện hành chính
Trình tự
Hành chính
Dân sự
Kết quả xem xét đơn khởi kiện
– Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
– Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện được pháp luật quy định;
– Trong trường hợp đơn khởi kiện không thuộc thẩm quyền của Tòa án đã nhận đơn, chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện;
– Nếu thuộc các trường hợp phải trả lại đơn khởi kiện, Tòa án thực hiện trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
– Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
– Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn;
– Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
– Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Quyền nộp lại đơn khởi kiện
Không có quyền
Được nộp lại đơn khởi kiện trong một số trường hợp do luật quy định
Thời hạn xử lý đơn khởi kiện
06 ngày (kể từ ngày nhận đơn)
08 ngày (kể từ ngày nhận đơn)
Trình tự xử lý đơn khởi kiện vụ việc dân sự và đơn khởi kiện vụ án hành chính là tương tự nhau, tuy nhiên, thời hạn xử lý đơn khởi kiện vụ việc dân sự sẽ kéo dài hơn so với hành chính khoảng 02 ngày làm việc.
Kết quả xử lý đơn khởi kiện phải được thông báo cho người nộp đơn khởi kiện.
Xác định ngày khởi kiện được tính như thế nào?
Theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và Điều 120 Luật Tố tụng Hành chính 2015, ngày khởi kiện sẽ được xác định như sau:
Một số câu hỏi liên quan tới trình tự giải quyết đơn khởi kiện
Sau khi bị trả lại đơn khởi kiện dân sự, người khởi kiện có quyền nộp lại đơn khởi kiện không?
Khi bị Tòa án trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền nộp lại đơn khởi kiện khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 như sau:
Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
Yêu cầu giải quyết các yêu cầu Tòa án chưa chấp nhận giải quyết mà theo quy định của pháp luật có quyền khởi kiện lại: ly hôn, thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ;
Đã có đủ điều kiện khởi kiện;
Người khởi kiện cung cấp được đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi vụ án bị đình chỉ giải quyết theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP.
Người nộp đơn khởi kiện hành chính phải giải quyết như nào khi bị trả lại đơn?
Trong lĩnh vực hành chính, khi bị trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện sẽ không có quyền nộp lại đơn. Thay vào đó, người khởi kiện có thể khiếu nại với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện.
Ngoài ra, nếu không đồng ý về quyết định trả lời khiếu nại, người khởi kiện có thể khiếu nại việc trả lại đơn khởi lên lên Toà án trên một cấp để giải quyết.
Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự, dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp của Luật Việt An
Tư vấn, soạn thảo hồ sơ tham gia khởi kiện, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong lĩnh vực dân sự, lĩnh vực hành chính;
Tư vấn các cá nhân, tổ chức các quy định của pháp luật về trình tự xử lý đơn khởi kiện và các vấn đề khác liên quan tới khởi kiện;
Dịch vụ khởi kiện vụ án hành chính, vụ việc dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng;
Tư vấn thường xuyên, toàn diện cho khách hàng về các vấn đề thuộc lĩnh vực dân sự, hành chính và các vấn đề liên quan khác.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hay tìm hiểu kỹ hơn về pháp luật, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.