Tư vấn pháp luật thương mại quốc tế

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển mạnh mẽ, thương mại quốc tế trở thành một lĩnh vực không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, cùng với cơ hội mở rộng thị trường và gia tăng lợi nhuận, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nhiều thách thức pháp lý. Các vấn đề về hợp đồng quốc tế, giải quyết tranh chấp, thuế quan, và bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp tại các quốc gia khác nhau đều yêu cầu sự am hiểu sâu sắc về pháp luật thương mại quốc tế. Sau đây, Luật Việt An sẽ tư vấn pháp luật thương mại quốc tế.

Tư vấn các nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại quốc tế

Luật thương mại quốc tế có 2 nguyên tắc lớn sau:

  • Nguyên tắc đối xử quốc gia
    • Hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa địa phương phải được đối xử công bằng – ít nhất sau khi hàng hóa nước ngoài đã vào được thị trường. Tương tự đối với các dịch vụ trong và ngoài nước, và với các sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu nước ngoài và địa phương. 
    • Những nguyên tắc này áp dụng cho thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ cũng như các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ.
  • Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN): 
    • Các nguyên tắc MFN đảm bảo mỗi lần một thành viên WTO hạ thấp hàng rào thương mại hay mở cửa thị trường, thành viên ấy phải làm như nhau đối với các dịch vụ và hàng hóa tương tự từ tất cả các nước thành viên WTO, không phân biệt quy mô nền kinh tế hay mức độ phát triển. 
    • Nguyên tắc MFN yêu cầu trao cho tất cả các thành viên WTO bất kỳ lợi thế nào được trao cho bất kỳ nước nào khác. Một thành viên WTO có thể trao một lợi thế cho các thành viên WTO khác, mà không cần phải trao lợi thế cho các nước khác không phải thành viên.

Tư vấn hợp đồng thương mại quốc tế

Hợp đồng thương mại quốc tế là gì?

Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, sửa đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế. Hợp đồng thương mại quốc tế chính là sự thỏa thuận giữa các bên thương nhân hoặc chỉ một trong số các bên là thương nhân với mục đích sinh lợi nhuận.

Hình thức, nội dung của hợp đồng thương mại quốc tế

  • Hình thức: Căn cứ theo Điều 27 Luật Thương mại 2005 thì mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
  • Nội dung của hợp đồng​: Tổng hợp các nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, được hình thành trong quá trình các bên thương lượng, thỏa thuận và đi đến ký kết hợp đồng. Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp, thể hiện ý chí của các bên. Việc đàm phán, ký kết thực hiện hợp đồng phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, các quy định trong pháp luật quốc gia và quốc tế.

Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế

Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế

Các bên có thể lựa chọn các nguồn luật khác nhau để điều chỉnh hợp đồng.

  • Lựa chọn luật quốc gia điều chỉnh hợp đồng

Luật pháp quốc gia sẽ được áp dụng trong trường hợp được các bên lựa chọn. Tuy nhiên, các bên nên chủ động lựa chọn luật quốc gia mà mình quen thuộc. Việc chọn luật phải được ghi nhận cụ thể trong một điều khoản hợp đồng, gọi là “Điều khoản chọn luật” hoặc “Luật điều chỉnh”.

  • Áp dụng điều ước quốc tế về thương mại
    • Trong lĩnh vực mua bán hàng hóa, điều ước quốc tế điều chỉnh loại hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chủ yếu là Công ước Liên Hiệp Quốc năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế, được ký kết tại Viên năm 1980. 
    • Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển (International Convention for the unification of certain rules relating to Bills of lading) – Công ước Brussel 1924/ Quy tắc Hague
    • Nghị định thư sửa đổi Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển – Quy tắc Hague Visby 1968
    • Nghị định thư SDR 1979
    • Công ước của Liên hiệp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển (United Nation Convention on the carriage of goods by sea) – Công ước/ Quy tắc Hamburg 1978
  • Lựa chọn tập quán thương mại quốc tế

Một số tập quán thương mại quốc tế áp dụng cho hợp đồng thương mại quốc tế:

  • Incoterms 2000, Incoterms 2010.
  • Tập quán khu vực như: Điều kiện thương mại theo UCC (áp dụng đối với khu vực Bắc Mỹ).
  • UCP 600.
  • Một số tập quán Thương mại Quốc tế khác.
  • Các nguồn luật khác

Các bên có thể thỏa thuận áp dụng các nguồn luật khác để điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế như các nguyên tắc chung về hợp đồng (Bộ nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế của UNIDROIT năm 2004 PICC), các hợp đồng mẫu…

Tư vấn về thuế xuất nhập khẩu trong thương mại quốc tế

Tư vấn về thuế xuất nhập khẩu trong thương mại quốc tế

Căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu thué nhập khẩu 2016 quy định về đối tượng chịu thuế bao gồm:

  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
  • Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
  • Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
    • Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
    • Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
    • Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
    • Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.

Thuế chống bán phá giá

Căn cứ theo Điều 12 Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu 2016 quy định như sau:

Điều kiện áp dụng

  • Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể;
  • Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Nguyên tắc áp dụng:

  • Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;
  • Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của pháp luật;
  • Thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam;
  • Việc áp dụng thuế chống bán phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế – xã hội trong nước.

Thời hạn áp dụng:

  • Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực.
  • Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có thể được gia hạn.

Thuế chống trợ cấp

Căn cứ theo Điều 13 Luật Thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu 2016 quy định như sau:

Điều kiện áp dụng

  • Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp theo quy định pháp luật;
  • Hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Nguyên tắc áp dụng

  • Chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;
  • Việc áp dụng thuế chống trợ cấp được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của pháp luật;
  • Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam;
  • Việc áp dụng thuế chống trợ cấp không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế – xã hội trong nước.

Thời hạn áp dụng

  • Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực.
  • Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có thể được gia hạn.

Thuế tự vệ

Căn cứ theo Điều 14 Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu 2016 quy định như sau:

Điều kiệu áp dụng

  • Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;
  • Việc gia tăng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Nguyên tắc áp dụng

  • Được áp dụng trong phạm vi và mức độ cần thiết nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và tạo điều kiện để ngành sản xuất đó nâng cao khả năng cạnh tranh;
  • Việc áp dụng thuế tự vệ phải căn cứ vào kết luận điều tra, trừ trường hợp áp dụng thuế tự vệ tạm thời;
  • Thuế tự vệ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử và không phụ thuộc vào xuất xứ hàng hóa.

Thời hạn áp dụng

  • Thời hạn áp dụng thuế tự vệ không quá 04 năm, bao gồm cả thời gian áp dụng thuế tự vệ tạm thời.
  • Thời hạn áp dụng thuế tự vệ có thể được gia hạn không quá 06 năm tiếp theo, với điều kiện vẫn còn thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và có bằng chứng chứng minh rằng ngành sản xuất đó đang điều chỉnh để nâng cao khả năng cạnh tranh.

Dịch vụ tư vấn pháp luật thương mại quốc tế của Luật Việt An

Dịch vụ tư vấn pháp luật thương mại quốc tế của Luật Việt An

  • Tư vấn về hợp đồng thương mại quốc tế
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
  • Các loại thuế trong trương mại quốc tế
  • Tư vấn các hình thức hỗ trợ trong thương mại quốc tế
  • Các lĩnh vực tư vấn pháp lý trong lĩnh vực thương mại khác

Trên đây là tư vấn pháp luật thương mại quốc tế của Luật Việt An. Qúy khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu tư vấn pháp luật chuyên sâu, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

    Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hanoi@vietanlaw.vn

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 09 79 05 77 68
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO