Những năm qua, hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc y tế cho cộng đồng đã có bước phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, phục vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của cộng đồng, xã hội. Từ đó, các quy định pháp luật trong vấn đề bảo vệ sức khỏe không chỉ được các cơ quan có thẩm quyền được chú trọng xây dựng và thực hiện mà còn nhận được sự quan tâm lớn từ các cá nhân, tổ chức, kéo theo nhu cầu tư vấn pháp luật trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ngày một gia tăng. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ cung cấp cho quý khách hàng một số tư vấn pháp luật trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
8620: Hoạt động của các phòng khám đa khoa, chuyên khoa và nha khoa
8692: Hoạt động của hệ thống cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng
8699: Hoạt động y tế khác chưa được phân vào đâu
8710: Hoạt động của các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng
8730: Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người có công, người già và người khuyết tật không có khả năng tự chăm sóc
8790: Hoạt động chăm sóc tập trung khác
Về cơ sở vật chất
Có địa điểm cố định đáp ứng các quy định của pháp luật về: An toàn chịu lực, phòng cháy và chữa cháy, kiểm soát nhiễm khuẩn, bảo vệ môi trường, an toàn bức xạ (nếu có); bảo đảm đủ điện, nước phục vụ hoạt động;
Có biển hiệu, có sơ đồ và biển chỉ dẫn đến các khoa, phòng, bộ phận chuyên môn, hành chính;
Bố trí các bộ phận chuyên môn phù hợp chức năng của từng bộ phận, thuận tiện cho việc khám bệnh, chữa bệnh;
Đáp ứng các yêu cầu về xây dựng theo quy định của pháp luật, trong đó: Bảo đảm diện tích sàn xây dựng tối thiểu 50 m2/giường bệnh; chiều rộng mặt trước (mặt tiền) bệnh viện phải đạt tối thiểu 10 m, bảo đảm lối đi cho xe cứu thương ra vào khu vực cấp cứu; các phòng khám trong bệnh viện phải đáp ứng các yêu cầu về diện tích tối thiểu;
Về thiết bị y tế
Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;
Tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp thì phải có hộp thuốc chống sốc;
Vận chuyển cấp cứu phải có xe ô tô cứu thương; có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu. Có hợp đồng vận chuyển cấp cứu với công ty dịch vụ hàng không nếu cơ sở đăng ký vận chuyển người bệnh ra nước ngoài.
Về nhân sự
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là người hành nghề có chức danh tương ứng cùng phạm vi hành nghề như sau:
Răng hàm mặt: Bác sỹ với phạm vi hành nghề răng hàm mặt hoặc chuyên khoa răng hàm mặt.
Dinh dưỡng: Bác sỹ với phạm vi hành nghề hoặc chức danh dinh dưỡng lâm sàng.
Xét nghiệm: Bác sỹ/kỹ thuật y với phạm vi hành nghề xét nghiệm y học có trình độ cử nhân trở lên.
Chẩn đoán hình ảnh: Bác sỹ/kỹ thuật y với phạm vi hành nghề hình ảnh y học có trình độ cử nhân trở lên.
Kỹ thuật phục hình răng: Kỹ thuật y với phạm vi hành nghề phục hình răng có trình độ cử nhân trở lên.
Kỹ thuật phục hồi chức năng: Bác sỹ/kỹ thuật y với phạm vi hành nghề phục hồi chức năng có trình độ cử nhân trở lên.
Tâm lý lâm sàng: Bác sĩ tâm lý lâm sàng/bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa tâm thần và đã hoàn thành chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản về tâm lý lâm sàng.
Điều dưỡng: Người hành nghề có chức danh Bác sỹ/y sỹ/điều dưỡng/hộ sinh.
Hộ sinh: Người hành nghề có chức danh hộ sinh.
Chăm sóc giảm nhẹ: Phạm vi hành nghề y khoa/phạm vi hành nghề y học cổ truyền/phạm vi hành nghề y học dự phòng/phạm vi hành nghề chuyên khoa, trừ chuyên khoa răng hàm mặt.
Cấp cứu ngoại viện: Bác sỹ/cấp cứu viên ngoại viện.
Kính thuốc: Bác sỹ chuyên khoa mắt/kỹ thuật y với phạm vi hành nghề khúc xạ nhãn khoa.
Lọc máu: Bác sỹ với một trong các phạm vi hành nghề: Y khoa/chuyên khoa nội/chuyên khoa hồi sức cấp cứu và có chứng chỉ đào tạo kỹ thuật chuyên môn về thận nhân tạo.
Thủ tục thành lập công ty chăm sóc sức khỏe
Thủ tục thành lập được thực hiện tương tự các trường hợp thành lập công ty, đặc biệt lưu ý:
Nơi nộp hồ sơ
Bộ Y tế cấp mới giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế;
Bộ Quốc phòng cấp mới giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
Bộ Công an cấp mới giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
Sở Y tế các tỉnh cấp mới giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý, trừ trường hợp quy định đối với các cơ quan có thẩm quyền ở trên.
Thời gian thực hiện
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và thẩm định tại cơ sở để cấp giấy phép hoạt động.Trường hợp không cấp giấy phép hoạt động thì phải có văn bản trả lời và nêu lý do.
Hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP;
Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (không áp dụng đối với trường hợp các giấy tờ này đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề);
Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động;
Điều lệ tổ chức và hoạt động;
Bản sao hợp lệ hợp đồng vận chuyển người bệnh đối với bệnh viện không có phương tiện vận chuyển cấp cứu ngoài cơ sở;
Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
Trường hợp đề nghị cấp lần đầu giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận thì phải có tài liệu chứng minh nguồn tài chính bảo đảm cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặc hoạt động khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận.
Tư vấn thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà
Điều kiện về giấy phép kinh doanh, giấy phép con
Điều kiện hoạt động của cơ sở chữa bệnh, kể cả cơ sở tư nhân cung cấp dịch vụ vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và chăm sóc sức khỏe tại nhà như sau:
Có giấy phép đăng ký kinh doanh (đối với cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân Việt Nam);
Có giấy phép đầu tư (đối với cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài);
Có giấy phép hoạt động phòng khám do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
Điều kiện mở cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà
Về cơ sở vật chất
Có địa điểm cố định (trừ hoạt động chữa bệnh lưu động)
Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy chữa cháy, hình ảnh theo quy định
Có vùng trùng lặp để xử lý việc tái sử dụng dụng cụ y tế hoặc tác vụ phải được sáp nhập với cơ sở y tế khác để thực hiện việc tiệt trùng dụng cụ.
Về trang thiết bị y tế
Nếu thực hiện tiêm, đo huyết áp, đếm mạch phải có hộp thuốc chống sốc;
Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp để thực hiện các hoạt động vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe tại nhà người bệnh và các hoạt động chuyên môn khác của phòng khám.
Về nhân sự
Phòng khám phải có 1 bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, có trình độ tốt nghiệp trung cấp y trở lên, có chứng chỉ hành nghề và có kinh nghiệm y tế tối thiểu 45 tháng;
Những người khác tham gia chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ thực hiện công việc do người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật giao;
Nhân sự tham gia các hoạt động chuyên môn khác của phòng khám không bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề, chỉ được thực hiện trong phạm vi công việc được người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật giao.
Thủ tục thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà
Hồ sơ xin giấy phép hoạt động dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà
Thành phần hồ sơ gồm có:
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
Bản sao chứng thực: giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật và người hành nghề tại phòng khám;
Danh sách đăng ký người hành nghề tại phòng khám;
Bản kê khai về nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế;
Danh mục chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa.
Nơi nộp hồ sơ
Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Sở Y tế tỉnh (thành phố) đặt trụ sở chính.
Thời gian thực hiện
90 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ Sở Y tế thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định để giấy phép hoạt động cho cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà. Nếu hồ sơ hợp lệ thì kết quả là cơ sở được cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Tư vấn pháp luật về bảo hiểm
Bên cạnh bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách quan trọng và gắn bó mật thiết với sức khỏe người dân. Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
Người lao động: Tất cả các đối tượng lao động trong các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, và các tổ chức khác.
Người tham gia BHYT tự nguyện: Người lao động tự do, nông dân, người buôn bán nhỏ lẻ, sinh viên và các đối tượng khác.
Trẻ em (dưới 6 tuổi): Trẻ em ở độ tuổi này được tham gia bảo hiểm y tế miễn phí (mức đóng BHYT do Nhà nước hỗ trợ 100%)
Người cao tuổi: Các đối tượng người cao tuổi, người hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.
Người nghèo và các đối tượng thụ hưởng chính sách xã hội: Những người thuộc diện nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Người đang hưởng trợ cấp xã hội: Các đối tượng đang nhận trợ cấp từ Nhà nước cũng được tham gia BHYT.
Mức đóng bảo hiểm y tế
Mức đóng BHYT hộ gia đình
Theo quy định hiện nay, người đầu tiên trong hộ gia đình sẽ đóng BHYT một tháng 4,5% mức lương cơ sở (2,34 triệu đồng/tháng). Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất và từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Mức đóng BHYT học sinh, sinh viên
Theo quy định hiện nay, học sinh – sinh viên thuộc nhóm do ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng. Đồng thời, nếu đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân sẽ tham gia BHYT tại trường đang học, không tham gia BHYT hộ gia đình.
Từ ngày 1/7/2024, mức đóng BHYT hằng tháng của học sinh – sinh viên bằng 4,5% mức lương cơ sở (trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%, còn lại học sinh – sinh viên tự đóng 70%). Phụ huynh, học sinh – sinh viên có thể linh động lựa chọn đóng theo 3 phương thức gồm 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng một lần.
Mức đóng bảo hiểm của người lao động
Người lao động làm việc ở thị trường lao động chính thức, có giao kết hợp đồng lao động, tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ đóng bảo hiểm y tế theo mức lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Hằng tháng, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên đóng 4,5% tiền lương tháng vào quỹ bảo hiểm y tế theo quy định, trong đó, người sử dụng lao động đóng 3%, còn người lao động đóng 1,5%.
Trên đây là phân tích về tư vấn pháp luật trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu tư vấn các quy định của pháp luật, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!