Khung pháp lý hiện hành chưa hoàn toàn bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của fintech. Các vấn đề như bảo mật thông tin, bảo vệ người tiêu dùng, quản lý rủi ro, hay các quy định về tiền điện tử đang là những vấn đề nóng hổi cần được giải quyết. Do đó, việc tìm kiếm sự tư vấn của các chuyên gia pháp luật về fintech là điều cần thiết để các doanh nghiệp fintech có thể hoạt động một cách an toàn và hiệu quả. Bài viết sau của Luật Việt An sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về vấn đề này
Công ty Fintech được quy định như thế nào tại Việt Nam?
Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Nghị định quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng, trong đó có nhắc đến khái nhiệm công ty Fintech.
Theo dự thảo, giải pháp công nghệ tài chính (sau đây gọi là giải pháp Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng là những đổi mới sáng tạo và hiện đại về sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới dựa trên các giải pháp công nghệ được ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng.
Công ty công nghệ tài chính (sau đây gọi là công ty Fintech) là tổ chức không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có giấy phép thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam, độc lập cung ứng giải pháp Fintech hoặc thông qua hợp tác với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để cung ứng giải pháp Fintech ra thị trường.
Fintech và các thách thức pháp lý hiện nay
Fintech bao gồm các giải pháp ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính, từ thanh toán trực tuyến, ví điện tử, cho vay ngang hàng (P2P lending), quản lý tài sản, đến blockchain và tiền mã hóa. Sự đổi mới này giúp khách hàng và doanh nghiệp tối ưu hóa dịch vụ, tiết kiệm chi phí và tăng cường hiệu quả.
Mặc dù Fintech mở ra nhiều cơ hội lớn, nhưng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đang đối mặt với một loạt các thách thức pháp lý phức tạp. Tại Việt Nam, hệ thống pháp luật liên quan đến Fintech còn đang trong quá trình hoàn thiện, với nhiều quy định liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng, và bảo mật thông tin. Các doanh nghiệp Fintech phải tuân thủ các quy định từ Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Thương mại điện tử, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đến các quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Một trong những thách thức lớn nhất là việc đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về bảo mật thông tin khách hàng. Ngoài ra, các doanh nghiệp Fintech còn phải đối mặt với các vấn đề như quản lý rủi ro trong giao dịch tài chính, minh bạch trong hoạt động, và xử lý các tranh chấp phát sinh. Bất kỳ sai sót nào trong việc tuân thủ quy định pháp luật đều có thể dẫn đến các rủi ro pháp lý, thiệt hại tài chính hoặc mất uy tín trên thị trường.
Sự cần thiết phải có hành lang pháp lý để điều chỉnh hoạt động Fintech
Với sự phát triển chóng mặt như hiện nay, việc quản lý, kiểm soát đối với hoạt động này là điều thật sự cần thiết, và cũng là bài toán đặt ra đối với các cơ quan có thẩm quyền.
Nhằm thực thi Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 06/9/2021 của Chính phủ về việc thông qua đề nghị xây dựng nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng, đảm bảo thực hiện chủ trương của Nhà nước trong việc hướng đến phát triển Chính phủ số một cách toàn diện, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện là cơ quan được giao chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị định của Chính phủ về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động fintech trong lĩnh vực ngân hàng (“Dự thảo Nghị định”).
Theo đó, Dự thảo Nghị định dự kiến sẽ thử nghiệm việc điều chỉnh và kiểm soát hoạt động Fintech giới hạn trong lĩnh vực ngân hàng. Trong đó, Điều 7 của Dự thảo Nghị định đã đưa ra 06 giải pháp Fintech được thử nghiệm mà theo Ngân hàng Nhà nước đó là những giải pháp Fintech cơ bản đã được nhiều tổ chức triển khai trên thị trường, bao gồm:
Cấp tín dụng trên nền tảng công nghệ;
Chấm điểm tín dụng;
Chia sẻ dữ liệu qua giao diện lập trình ứng dụng (API);
P2P Lending;
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối, sổ cái phân tán (Blockchain Technology, DLT) trong hoạt động ngân hàng;
Ứng dụng các công nghệ khác trong hoạt động nghiệp vụ ngân hàng, triển khai mô hình hợp tác kinh doanh đổi mới sáng tạo phù hợp với mục tiêu của cơ chế thử nghiệm.
Bên cạnh đó, Dự thảo cũng đặt ra giới hạn về thời gian thử nghiệm, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ, cũng như điều kiện của các tổ chức tín dụng và các công ty Fintech để tham gia thử nghiệm.
Dịch vụ Tư vấn pháp luật về tài chính công nghệ (fintech)
Với đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm, Luật Việt An tự hào là đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp Fintech tại Việt Nam. Chúng tôi không chỉ am hiểu về pháp luật mà còn nắm bắt được các xu hướng công nghệ mới nhất, từ đó cung cấp các giải pháp pháp lý hiệu quả và phù hợp với nhu cầu thực tế của từng khách hàng.
Luật Việt An cam kết mang đến dịch vụ tư vấn pháp luật Fintech chất lượng cao, giúp doanh nghiệp yên tâm phát triển và đạt được thành công trong lĩnh vực đầy tiềm năng này.
Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật toàn diện cho các doanh nghiệp Fintech, bao gồm:
Hỗ trợ các thủ tục pháp lý từ đăng ký kinh doanh, xin giấy phép hoạt động đến xây dựng quy chế hoạt động phù hợp với pháp luật.
Đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động tài chính, thanh toán, và bảo vệ dữ liệu khách hàng.
Rà soát, soạn thảo và tư vấn về hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp tác kinh doanh và các giao dịch thương mại.
Đại diện doanh nghiệp trong các tranh chấp với khách hàng, đối tác hoặc cơ quan quản lý.
Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hệ thống bảo mật thông tin theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn dữ liệu và phòng chống gian lận.
Dịch vụ tư vấn pháp luật về Fintech không chỉ giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro pháp lý mà còn tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Các chuyên gia pháp lý sẽ đảm bảo doanh nghiệp:
Hiểu rõ và tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật.
Giảm thiểu nguy cơ bị xử phạt hành chính hoặc tranh chấp pháp lý.
Tăng cường uy tín và niềm tin từ khách hàng, đối tác.
Nắm bắt cơ hội phát triển trong thị trường Fintech đầy tiềm năng.
Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về vấn đề Tư vấn pháp luật về tài chính công nghệ (fintech). Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!