Đào tạo nghề là một trong những vấn đề cơ bản trong quan hệ lao động, là điều kiện để doanh nghiệp có thể sử dụng ổn định nguồn lao động chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu công việc. Pháp luật hiện hành bắt buộc việc đào tạo nghề phải được thể hiện thông qua Hợp đồng đào tạo nghề. Đây cũng là cơ sở để các bên cùng thực hiện tốt quan hệ đào tạo nghề sau này. Sau đây, Công ty luật Việt An xin tư vấn về cách thức soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề theo pháp luật hiện hành.
Căn cứ pháp lý
– Bộ luật dân sự năm 2015;
– Bộ luật lao động năm 2012;
– Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014;
– Một số tài liệu khác như nội quy công ty…
Điều khoản cơ bản của hợp đồng
Thông tin các bên
Các bên tham gia hợp đồng đào tạo bao gồm bển dạy nghề, bên học nghề và doanh nghiệp (trường hợp là doanh nghiệp cho người lao động đi học nghề đê làm việc cho doanh nghiệp).
Các bên ghi đầy đủ và chính xác thông tin của mình về thông tin cá nhân các bên, người đại diện (nếu là tổ chức); Địa chỉ; số điện thoại, emal…
Nội dung hợp đồng
Các bên trình bày về nội dung đào tạo; Ngành nghề đào tạo; Hình thức đào tạo; Thời gian đào tạo; Địa điểm đào tạo;
Phí đào tạo và phương thức thanh toán
– Các bên thỏa thuận mức phí đào tạo; Chi phí phát sinh; Chế độ miễn giảm học phí; Học bổng (nếu có);
– Phương thức thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển khoản;
– Cách thức thanh toán: Nộp trực tiếp tại phòng tài chính hoặc thông qua ngân hàng;
– Thời hạn thanh toán: Thanh toán 1 lần hay theo kỳ, theo tháng.
Quyền và nghĩa vụ của các bên
Các bên thỏa thuận quyền và nghĩa vụ của mình dựa trên quy định của pháp luật về đào tạo nghề.
Bồi thường và phạt vi phạm.
– Các bên quy định các trường hợp phải bồi thường thiệt hại.
– Các bên quy định điều khoản phạt vi phạm. Lưu ý mức phạt vi phạm không quá 8% giá trị hợp đồng.
Tranh chấp và giải quyết tranh chấp
Các bên lựa chon phương thức và cơ quan giải quyết trong trường hợp có tranh chấp phát sinh.
Các điều khoản khác
Để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của mình, các bên tự do thỏa thuận một số điều khoản khác trên cơ sở tự do ý trí và không trái với các quy định của pháp luật cũng như đạo đức xã hội như:
– Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng;
– Các trừng hợp cho mỗi bên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng;
– Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan xin vui lòng tham khao các bài viết khác trên website của Công ty luật Việt An hoặc liên hệ trực tiếp đến Công ty qua Email hoặc hotline để được tư vấn tốt nhất.