Tư vấn thành lập chi nhánh / Văn phòng đại diên công ty 100% vốn nước ngoài
Ngày: 04/11/2025
Công ty mình có trụ sở chính ở Hà Nội.Công ty 100 % vốn nước ngoài. Bên mình có văn phòng đang trong quá trình hoàn thiện ở TP Hồ Chí Minh, Hiện nay có vấn đề bên em cần nhờ Luật Việt An mình tư vấn như sau:
Thành lập 1 công ty độc lập của Việt Nam, giám đốc là người nước ngoài. công ty có con dâú, mã số thuế, phát hành hóa đơn…Thủ tục thành lập cần những giấy tờ gì, vốn điều lệ như thế naò, thời gian làm mất bao lâu, chi phí làm nhanh như thế naò…?
Thành lập chi nhánh Công ty ở HCM: con dấu, mã số thuế, hóa đơn…
Thành lập văn phóng đại diện Công ty tại HCM.
Tư vấn cho mình các ưu nhược điểm của mỗi trường hợp và các vấn đề về:
Thủ tục, Giấy tờ cần chuẩn bị
Thời gian hoàn thành, chi phí
Luật Việt An xin được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ pháp luật
Luật Doanh nghiệp năm 2020..
Luật Đầu tư 2020, các văn bản hướng dẫn Luật Đầu tư 2020.
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2020.
Nội dung tư vấn
1. Thành lập công ty độc lập ở Việt Nam
Trong trường hợp này, công ty 100 % vốn nước ngoài muốn thành lập 1 công ty độc lập của Việt Nam, giám đốc là người nước ngoài. Như vậy, đây là trường hợp thành lập doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam, đại diện theo pháp luật là người nước ngoài.
Về vốn điều lệ:
Hiện nay, không có quy định thấp nhất bao nhiêu cả, tùy thuộc vào phương án kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, có một số ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định như lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm,… nên doanh nghiệp cần lưu ý. Vốn điều lệ phải góp đủ trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp GCN đăng ký doanh ngiệp.
Về thủ tục thành lập doanh nghiệp:
Theo Điều 37 Luật Đầu tư năm 2020, trường hợp dự án đầu tư của tổ chức kinh tế có 100 % vốn nước ngoài, thì phải tiến hành thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuộc về Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh (đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế) hoặc Ban Quản lý khu công nghiệp đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cần tiến hành thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thuộc về Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.
Lưu ý nếu dự án đầu tư thuộc các trường hợp phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư 2020 thì trước khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư cần phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư.
Về tài liệu cần chuẩn bị:
Hồ sơ xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2020 bao gồm những nội dung sau:
Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
Đề xuất dự án đầu tư. Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;….
Hồ sơ xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tùy theo loại hình doanh nghiệp tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP, thông thường bao gồm:
Về thời gian giải quyết:
Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
2. Thành lập Văn phòng đại diện của Công tại Hồ Chí Minh
Chức năng của văn phòng đại diện:
Văn phòng đại diện chỉ có chức năng giao dịch, tiếp thị, xúc tiến thương hiệu, không có chức năng kinh doanh. Do đó tùy theo nhu cầu để bên chị lựa chọn hình thức tại TP HCM.
Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện cho công ty Việt Nam:
Hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng đại diện được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP gồm những tài liệu sau:
Thông báo thành lập văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
Nghị quyết, quyết định thành lập văn phòng đại diện (bản sao); nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với TNHH một thành viên về việc thành lập văn phòng đại diện
Biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần (bản sao);
01 bản công chứng CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của người đứng đầu văn phòng đại diện;
Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ;
01 bản công chứng CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của người nộp hồ sơ.
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện:
Lệ phí
Lệ phí nhà nước khi thực hiện thủ tục thành lập văn phòng đại diện được quy định cụ thể trong Thông tư số 47/2019/TT-BTC. Cụ thể:
000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh (Nộp tại thời điểm nộp hồ sơ). Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử.
Phí công bố 100.000 đồng.
3. Thành lập Chi nhánh của Công tại Hồ Chí Minh
Chi nhánh của công ty: được kinh doanh trong những lĩnh vực mà công ty có kinh doanh, được xuất hóa đơn giá trị gia tăng.
Hồ sơ thành lập Chi nhánh
Tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh công ty tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện.
Trong đó, hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh công ty bao gồm các giấy tờ sau đây:
01 bản chính Thông báo thành lập chi nhánh theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT
01 bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; bản sao nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
01 bản sao giấy tờ pháp lý của người đứng đầu chi nhánh
Thủ tục thực hiện
Sau khi hồ sơ được tiếp nhận hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh sẽ xem xét hồ sơ. Sau đó, nhập thông tin vào Hệ thống quốc gia về thông tin doanh nghiệp để yêu cầu mã số chi nhánh. Cơ quan này sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh của doanh nghiệp trong 3 ngày làm việc kể từ ngày được hồ sơ hợp lệ.
Trong 07 ngày làm việc tính từ ngày nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp phải có văn bản thông báo tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Nhằm bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và được thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Lệ phí
Tương tự như lệ phí thành lập văn phòng đại diện.
Ngoài ra, trong quá trình trình chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để thành lập chi nhánh công ty, doanh nghiệp có thể phải chịu thêm một số chi phí khác như: Chi phí sử dụng dịch vụ thành lập chi nhánh do Luật Việt An cung cấp (nếu quý khách hàng có nhu cầu), chi phí in ấn, chi phí công chứng.
Ưu điểm và nhược điểm về thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện
Thành lập văn phòng đại diện
Ưu điểm của văn phòng đại diện:
Ưu điểm lớn nhất của văn phòng đại diện là không phát sinh các thủ tục liên quan đến báo cáo thuế cũng như không phải nộp thuế môn bài.
Doanh nghiệp có thể thành lập văn phòng đại điện cùng tỉnh thành phố hoặc khác tỉnh thành phố đều được;
Nhược điểm của văn phòng đại diện:
Không phát sinh được việc kinh doanh tại văn phòng đại diện;
Khi thay đổi trụ sở văn phòng đại diện sang quận khác vẫn phải thực hiện xác nhận nghĩa vụ thuế tại Chi cục thuế nơi có địa chỉ cũ.
Thành lập chi nhánh
Ưu điểm Chi nhánh Công ty:
Tiện lợi trong giao tiếp với khách hàng ở vị trí thuận lợi hơn là đến trụ sở chính công ty.
Được hoạt động kinh doanh, giao dịch như công ty mẹ.
Được quyền đăng ký con dấu riêng, thay công ty mẹ ký hợp đồng kinh tế.
Có thể kê khai nộp thuế riêng như đơn vị độc lập nếu đăng ký là chi nhánh độc lập.
Nhược điểm Chi nhánh Công ty:
Do chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nên chi nhánh sẽ không có tư cách pháp nhân.
Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho chi nhánh ký các hợp đồng giao dịch nhưng lại không kiểm soát chặt chẽ quá trình giao dịch nên khi có tranh chấp, phát sinh nợ nần, doanh nghiệp là chủ thể chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật và trước đối tác.
Trên đây là tư vấn giải đáp vấn đề pháp lý về thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện cho quý khách hàng. Nếu có vấn đề nào thắc mắc anh chị liên hệ với Việt An để được trao đổi cụ thể hơn. Trân trọng!