Thành lập công ty có vốn Singapore tại Việt Nam

Singapore và Việt Nam đã chính thức thiết lập mối quan hệ song phương được gần 45 năm và đã trở thành đối tác lớn của nhau trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thương mại. Cùng với làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, các nhà đầu tư đến từ Singapore cũng không bỏ lỡ cơ hội, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang tăng trưởng mạnh và hệ thống pháp luật có nhiều thay đổi mở cửa hơn khuyến khích đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư Singapore tập trung vào các ngành nghề đang phát triển của Việt Nam như bất động sản, cơ sở hạ tầng, xây dựng, thực phẩm, chế biến chế tạo… Giữa hai nước cũng đã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần nên Việt Nam là một trong những địa điểm đầu tư được ưa chuộng của nhà đầu tư Singapore. Bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ cũng cấp cho quý khách những vấn đề pháp lý về thành lập công ty có vốn Singapore tại Việt Nam.

Thực trạng vốn Singapore tại Việt Nam trong nửa năm 2024

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch vào đầu tư, tính đến ngày 20/7, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 18 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó Singapore tiếp tục dẫn đầu về tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Cụ thể vốn đầu tư của Singapore vào Việt Nam là gần 6,52 tỷ USD, chiếm gần 36,2% tổng vốn đầu tư, tăng 79,1% so với cùng kỳ 2023.

Hiện nay có 10 khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) tại nước ta, thu hút vốn đầu tư rất lớn và đang tạo ra hơn 290.000 cơ hội việc làm cho thị trường lao động.

Một số nguyên nhân mà các nhà đầu tư Singapore muốn đầu tư thành lập công ty tại Việt Nam như:

  • Việt Nam có một nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định trong suốt nhiều năm và triển vọng tăng trưởng trong những năm tới cũng tích cực
  • Việt Nam có một thể chế chính trị ổn định và đối với đầu tư nước ngoài, đây cũng là một yếu tố quan trọng mà họ phải xem xét.
  • Việt Nam có nguồn lao động dồi dào với kỹ năng tốt và có giá nhân công cạnh tranh khi so sánh với các quốc gia láng giềng trong khu vực.
  • Việt Nam cũng có một vị trí địa lý chiến lược ở trong khu vực này, gần những nền kinh tế lớn của châu Á cũng như gần với Trung Quốc.

Các ông chủ Singapore đang rất quan tâm và mong muốn đầu tư phát triển những ngành nghề đang “hot” tại Việt Nam như bất động sản khu công nghiệp; dịch chuyển năng lượng sạch, sử dụng LNG thay thế cho những nhà máy phát điện bằng than;… Các công ty Singapore đang tiếp tục mở rộng quy mô tại các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cùng các khu vực khác như tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh, và tỉnh Bình Dương.

Một số doanh nghiệp Singapore lớn tại Việt Nam

Một số doanh nghiệp Singapore lớn tại Việt Nam

CapitalLand Group

CapitalLand Group (Capital Land) là một trong những tập đoàn bất động sản đa dạng lớn nhất châu Á với trụ sở chính tại Singapore. CapitalLand sở hữu danh mục mở rộng đa dạng bao gồm các dự án phức hợp, khu bán lẻ, khu phức hợp văn phòng thương mại, dịch vụ lưu trú, khu dân cư và nhà ở, khu thương mại, khu công nghiệp,…Tính đến ngày 30/6/2023, CapitalLand đã đầu tư 20,9 tỉ USS vào thị trường bất động sản Việt Nam.

IN Hospitality

IN Hospitality là công ty chuyên quản lý và vận hành các thương hiệu thuộc Nova F&B. Thông qua VinaCapital, một nhà đầu tư từ Singapore đã thực hiện thương vụ M&A với thương hiệu Nova F&B. Mặc dù giá trị cụ thể của thương vụ không được công bố, nhưng việc sở hữu các thương hiệu của Nova F&B cho thấy nhà đầu tư đã đầu tư một khoản tiền lớn để có quyền quản lý trong lĩnh vực nhà hàng và cà phê.

Nova F&B sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng như nhà hàng Jade Palace, chuỗi cà phê PhinDeli và thương hiệu Saigon Casa Cafe, cùng nhiều cái tên khác.

Shopee Việt Nam

Dường như ai cũng quá quen thuộc với nền tảng mua sắm online này. Ra mắt vào năm 2015, Shopee không ngừng tung ra các chương trình khuyến mại hấp dẫn người tiêu dùng do đó, không khó hiểu khi Shopee luôn dẫn đầu trong các bảng xếp hạng về thương mại điện tử tại Việt Nam so với các đối thủ khác và trở thành ứng dụng mua sắm trực tuyến phổ biến tại Việt Nam. Để đạt được thành tựu đó, các nhà đầu tư Singapore không ngừng “rót” vào thị trường Việt Nam một số vốn khổng lồ, cụ thể, năm 2016, Shopee Việt Nam đã được “rót” số vốn là 50 triệu USD, từ đó, số vốn không ngừng được đổ vào thị trường Việt Nam. Ngoài ra, còn có ứng dụng Shopee pay cũng được đánh giá tiềm năng trong thị trường thanh toán tại Việt Nam

Một số hình thức mà các nhà đầu tư Singapore có thể thành lập công ty ở Việt Nam.

  • Hình thức góp vốn ngay từ đầu để thành lập doanh nghiệp mới: Với hình thức này, nhà đầu tư Singapor sẽ góp vốn kể từ khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo đó, tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư Singapore có thể từ 1% – 100% vốn điều lệ tuỳ vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
  • Hình thức mua cổ phần hoặc mua phần vốn góp trong doanh nghiệp: Với hình thức này, nhà đầu tư Singapore sẽ góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam. Tuỳ từng lĩnh vực, nhà đầu tư có thể góp vốn từ 1% – 100% vào doanh nghiệp Việt Nam. Nhà đầu tư Singapore thực hiện mua phần vốn góp hoặc cổ phần, sau đó doanh nghiệp Việt Nam sẽ trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Trình tự thành lập công ty có vốn Singapore tại Việt Nam

Trình tự thành lập công ty có vốn Singapore tại Việt Nam

Bước 1: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Căn cứ tại khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2020, Hồ sơ gồm có:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
  • Tài liệu về tư cách pháp lý: CMND/CCCD/Hộ chiếu (bản sao); Giấy chứng nhận thành lập/Văn bản pháp lý khác có giá trị tương đương (bản sao).
  • Đề xuất dự án đầu tư gồm có: Thông tin của nhà đầu tư, mục tiêu, vốn đầu tư, quy mô và phương án huy động vốn, thời hạn, địa điểm và tiến độ đầu tư, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án và đề xuất hưởng ưu đãi về đầu tư.
  • Văn bản chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư như: Sổ tiết kiệm, giấy tờ xác nhận số dư tài khoản,…Báo cáo tài chính của 02 năm gần nhất/Cam kết tài chính của tổ chức tài chính/Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ/Tài liệu chứng minh năng lực tài chính/Bảo lãnh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
  • Nếu dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất hay cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp giấy tờ về quyền sử dụng đất/tài liệu xác định quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án (bản sao).
  • Giải trình công nghệ sử dụng trong dự án đối với dự án thuộc diện phải được thẩm định, lấy ý kiến công nghệ theo quy định về chuyển giao công nghệ.
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức của hợp đồng BCC.

Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Theo khoản 1 Điều 36 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, nhà đầu tư nộp hồ sơ nêu trên cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trường hợp dự án được thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên thì nộp hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư của một tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi thực hiện dự án hoặc dự kiến đặt văn phòng.

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trình tự xử lý: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp thì Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do (theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định 31/2021/NĐ-CP).

Bước 2: Chuẩn bị và nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì tiếp tục làm thủ tục để cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ được quy định tại Chương IV Nghị định 01/2021/NĐ-CP, gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp của nhà đầu tư.
  • Điều lệ của công ty.
  • Danh sách thành viên/cổ đông tuỳ từng loại hình doanh nghiệp: CMND/CCCD/Hộ chiếu hoặc tài liệu chứng thực cá nhân hợp pháp (bản sao); Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Quyết định thành lập/tài liệu tương đương của tổ chức và văn bản uỷ quyền; Giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của người đại diện (bản sao).
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/tài liệu tương đương đã được hợp pháp hóa lãnh sự của thành viên là tổ chức nước ngoài (bản sao).
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cơ quan thẩm quyền cấp.
  • Giấy ủy quyền cho Công ty Luật Việt An;

Hồ sơ được nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi công ty có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính.

Bước 3: Tiến hành công bố thông tin doanh nghiệp.

  • Thông tin về đăng ký doanh nghiệp phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nội dung công bố bao gồm các thông tin được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Lưu ý: Hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp có thể bị phạt tiền.

Bước 4: Khắc con dấu.

Ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty tiến hành khắc dấu pháp nhân. Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho Công ty Luật Việt An hoặc tự mình khắc dấu và thông báo về việc sử dụng mẫu dấu cho Sở Kế hoạch và đầu tư. Doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp.

Bước 5: Mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

Sau khi thực hiện các bước trên, công ty có vốn nước ngoài phải mở một tài khoản vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài bằng ngoại tệ tại một ngân hàng được phép thực hiện các giao dịch thu chi hợp pháp bằng ngoại tệ tại Việt Nam.

Bước 6: Thực hiện các thủ tục khác sau thành lập công ty

Sau khi hoàn thiện các bước trên, nhà các nhà đầu tư thực hiện góp vốn đầu tư theo cam kết và đăng ký chữ ký số, đề nghị phát hành hoá đơn điện tử, kê khai nộp thuế,…

Góp thêm vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong công ty Việt Nam (thường gọi là M&A)

Theo quy định hiện nay, cách thức này không đòi hỏi nhà đầu tư nước ngoài phải xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư mà chỉ cần đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sau khi nhận được chấp thuận thì thực hiện thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật doanh nghiệp. Cách này giúp nhà đầu tư tiết kiệm được thời gian và chi phí.

Bước 1: Thực hiện các thủ tục nội bộ doanh nghiệp, ký kết hợp đồng chuyển nhượng và hoàn thiện việc chuyển nhượng vốn

Bước 2: Nhà đầu tư nước ngoài đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

Hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thể hiện những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Trình tự, thủ tục: Nếu việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu và hình thức đầu tư phù hợp với Biểu cam kết và pháp luật Việt Nam thì trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Quý Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu và cần được tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực doanh nghiệp, thương mại và đầu tư tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để biết thêm chi tiết!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

    Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO