Tư vấn Tranh chấp hợp đồng lao động

Ngày: 02/06/2019

Tôi xin luật sư tư vấn giúp tôi về tranh chấp lao động như sau.

Tôi vào làm cho cty được 3 năm và hợp đồng lao động hiện nay là vô thời hạn.

Ngày 18.02.2019.sau khi nhận lương tháng 1/2019. Thấy công ty không áp dụng nghị định 157/2018 về việc tăng lương tối thiểu vùng. Tôi và anh em công nhân có đến gặp ban giám đốc để hỏi thì bgđ trả lời ko có luật tăng lương. Sau đó chúng tôi đi làm việc bình thường.

Đến ngày 19/02 ban giám đốc cty gọi tôi vào yêu cầu tôi viết đơn thôi việc nói là tôi lớn tiếng với ban giám đốc và mất lịch sự không tuân thủ quy định. Và muốn chấm dứt hđlđ với tôi và bồi thường 1 tháng lương tôi hoàn toàn không đồng ý.

Đến ngày 2/3/2019 nhân sự cty gọi tôi vào bảo tôi làm đơn thôi việc. Tôi ko viết thì lập tức giam giử ko cho tôi rời khỏi văn phòng và cho bảo vệ canh giử. Còn không cho tôi đi vệ sinh và uống nước. Còn thách thức bảo tôi gọi công an. Sở lao động và nhà báo tới quay phim đi. Ông ta không sợ.

Ngày 4/3 ban giám đốc gọi tôi vào vào và bắt tôi làm đơn thôi việc tôi không làm thì đuổi tôi ra. Sau đó gọi tôi vào nói là chuyển công tác tôi đi hcm làm việc tôi không đồng ý. Vì cty kí hđlđ với tôi tại địa chỉ long an.sau đó công ty đưa cho tôi tờ thông báo không đóng dấu cty và chử kí không ghi rỏ họ tên. Họ còn ra thông báo cho bảo vệ bắt đầu từ hôm nay cấm không cho tôi vào xưởng. Bắt tôi phải ngồi ngoài đường mới trả lương. Nếu tôi bỏ về là bỏ việc.

Trường hợp như thế. Mong luật sư tư vấn tôi có thể kiện cty ra tòa không ah. ( vì cty chưa ra quyết định sa thải)

Với những gì bạn trao đổi, chúng tôi xin có tư vấn sơ bộ như sau:

Về vấn đề công ty muốn đuổi việc bạn:

Căn cứ theo Điều 36 BLLĐ năm 2012 quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động:

  1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.
  2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
  3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
  4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.
  5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
  6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
  7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
  8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.
  9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.
  10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

Theo đó, có thể thấy bạn không rơi vào trường hợp nào căn cứ quy định trên. Nếu công ty lấy lý do là bạn mất lịch sự với ban giám đốc và nếu kỷ luật sa thải bạn thì cần có quyết định sa thải rõ ràng. Tuy nhiên, bạn có nói là chưa có quyết định sa thải nên công ty không thể chấm dứt hợp đồng với bạn được.

Đồng thời, công ty cũng không đủ điều kiện để đơn phương chấm dứt hợp đồng với bạn theo Điều 38 BLLĐ năm 2012, cụ thể

Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

  1. a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
  2. b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

  1. c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
  2. d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Việc công ty bạn đuổi việc bạn và liên tục có hành động ép buộc bạn làm đơn thôi việc là vi phạm pháp luật. Cụ thể, công ty không đưa ra được một lý do cụ thể đúng pháp luật để chấm dứt hợp đồng với bạn.

Hướng giải quyết cho bạn:

Việc công ty liên tục ép buộc bạn phải nghỉ việc và không cho bạn đến làm việc đã làm sự việc thêm nghiêm trọng. Bạn hoàn toàn có thể nhờ tới sự trợ giúp của tổ chức Công đoàn nơi bạn làm việc, theo đó, bạn cần gửi đơn trình bày cụ thể sự việc của mình gửi đến tổ chức Công đoàn để giải quyết sự việc một cách nhẹ nhàng với công ty, vừa làm cho mối quan hệ giữa bạn với công ty giảm bớt căng thẳng, tạo điều kiện cho bạn có thể quay lại làm việc.

Trường hợp sự việc vẫn chưa được giải quyết, bạn có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án, cụ thể là Tòa án cấp huyện nơi công ty bạn đặt trụ sở hoặc Tòa án cấp huyện nơi bạn làm việc.

Nếu có bất kỳ khó khăn nào liên quan khách hàng vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Việt An để được tư vấn cụ thể hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn pháp luật lao động

    Tư vấn pháp luật lao động

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18

    (Zalo, Viber, Whatsapp)
    hanoi@vietanlaw.vnSkype IconSkype Chat

    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Zalo, Viber, Whatsapp) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO