Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, để quản lý các doanh nghiệp, Nhà nước thực hiện đánh thuế vào các khoản lợi nhuận đó, khoản thuế này được gọi là thuế thu nhập doanh nghiệp. Thông thường các doanh nghiệp có bộ phận kế toán thực hiện chức năng tính thuế thu nhập doanh nghiệp và quyết toán thuế với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhưng một số doanh nghiệp nhỏ và vừa lại bỏ qua bộ phận này và cũng chưa rõ về cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp như nào. Do đó, trong bài viết này, Luật Việt An xin tư vấn để các doanh nghiệp tham khảo và biết rõ hơn về cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành.
Trước tiên ta cần phải biết người nộp thuế bao gồm những đối tượng nào. Khoản 1 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 quy định người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm các tôt chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có sơ sở thường trú tại Việt Nam;
Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã;
Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
Tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập.
Những doanh nghiệp, tổ chức trên khi hoạt động kinh doanh có thu nhập thì phải nộp thuế trên thu nhập đó. Tuy nhiên, không phải tất cả các thu nhâp của doanh nghiệp đều là thu nhập chịu thuế. Thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp chỉ bao gồm:
Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 Điều này.
Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; hoàn nhập các khoản dự phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; thu khoản nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.
Bên cạnh đó còn có một số thu nhập được miễn thuế được liệt kê cụ thể tại Điều 4 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thuế TNDN phải nộp = (thu nhập tính thuế – phần trích lập quỹ KH&CN) × thuế suất
Thuế suất thuế hu nhập doanh nghiệp là 20% ngoài trừ 2 trường hợp sau:
Thuế xuất từ 32% đến 50%: áp dụng đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam.
Thuế suất 50%: áp dụng đối với các mỏ tài nguyên bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm.
Kê khai và nộp thuê TNDN
Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp có cơ quan quản lý trực tiếp. doanh nghiệp có trách nhiệm kê kai và nộp thuế tạm tính theo quý trong thời hạn quy định. Thời hạn nộp thuế tạm tính chậm nhất vào ngày 30 của tháng đầu tiên của quý đó.
Doanh nghiệp căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp của năm trước và dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh trong năm để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp trong quý.
Sau đó, doanh nghiệp phải nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế trự tiếp quản lý trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc kết thúc năm dương lịch.
Tuy nhiên có một số trường hợp doanh nghiệp phải kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp trng từng lần phát sinh.
Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về thuế thu nhập doanh nghiệp. nếu quý khách hàng có câu hỏi hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan thì vui lòng liên hệ trực tiếp cho Luật Việt An để được hỗ trợ kịp thời.