Văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài

Hiện nay, nhu cầu đọc sách của thị trường Việt Nam đang tăng nhanh cũng như nhu cầu hợp tác giữa các nhà xuất bản trong nước và nhà xuất bản nước ngoài ngày càng lớn. Việc thành lập văn phòng đại diện sẽ giúp cho các nhà xuất bản nước ngoài dễ tiếp cận và tìm hiểu thị trường, phục vụ cho việc hợp tác kinh doanh của nhà xuất bản bên nước ngoài. Công ty Luật Việt An xin tổng hợp và cung cấp đến Quý Khách hàng một số quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Xuất bản 2012;
  • Nghị định 195/2013/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 150/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản;
  • Thông tư 01/2020/TT-BTTTT, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 02/2023/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản và Nghị định số 195/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung theo từng thởi điểm)

Điều kiện thành lập văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài:

  • Nhà xuất bản đang hoạt động hợp pháp tại nước ngoài;
  • Nhân sự dự kiến bổ nhiệm làm người đứng đầu văn phòng đại diện phải thường trú tại Việt Nam, có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, có trình độ đại học trở lên, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án;
  • Trước năm 2018, luật yêu cầu văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài phải có địa điểm thành lập xác định, tuy nhiên hiện nay điều kiện này đã bị bãi bỏ để tạo điều kiện cho nhà xuất bản nước ngoài xin cấp phép thành lập trước và tìm kiếm địa điểm thành lập sau.

Phạm vi hoạt động của văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài:

  • Giới thiệu, trưng bày, triển lãm, quảng cáo hoặc hình thức khác phù hợp với pháp luật Việt Nam về xuất bản phẩm của chính nhà xuất bản đó hoặc tổ chức phát hành xuất bản phẩm mà nhà xuất bản đại diện;
  • Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, hợp tác, trao đổi về bản quyền, xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm cho nhà xuất bản, tổ chức phát hành xuất bản phẩm do mình đại diện.

Hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài (Mẫu số 01 – Phụ lục IV – Thông tư 23/2014/TT-BTTTT);
  • Văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận nhà xuất bản, tổ chức phát hành xuất bản phẩm đang hoạt động hợp pháp tại nước đặt trụ sở chính;
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu bằng tốt nghiệp đại học trở lên, phiếu lý lịch tư pháp và sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ chứng minh được phép thường trú tại Việt Nam của người đứng đầu văn phòng đại diện do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Ngôn ngữ: tiếng Việt (trường hợp hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng)

Nơi nộp hồ sơ: Bộ Thông tin và Truyền thông

Thời hạn cấp Giấy phép:

  • Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài.
  • Trong trường hợp không cấp thì sẽ có văn bản giải thích rõ lý do.
  • Trường hợp nộp qua mạng Internet hoặc qua dịch vụ bưu chính nhưng không đúng mẫu hoặc không đủ thành phần theo quy định, trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Xuất bản, In và Phát hành) phải thông báo, hướng dẫn chi tiết cho nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài qua một trong các hình thức sau: điện thoại, thư điện tử hoặc fax.

Thời hạn của Giấy phép: 05 năm kể từ ngày cấp và có thể được gia hạn nhưng mỗi lần gia hạn không quá 05 năm.

Trách nhiệm của văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài:

  • Hoạt động theo đúng nội dung ghi trong giấy phép thành lập văn phòng đại diện do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;
  • Không làm đại diện cho nhà xuất bản nước ngoài hoặc tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài khác;
  • Không thành lập, tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc thực hiện công việc trực tiếp tạo ra lợi nhuận tại Việt Nam;
  • Chấm dứt hoạt động khi nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản tại nước ngoài;
  • Niêm yết công khai tại trụ sở của văn phòng đại diện về việc chấm dứt hoạt động, đồng thời gửi văn bản thông báo về việc chấm dứt hoạt động đến Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông sở tại và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan ít nhất 15 ngày trước ngày chấm dứt hoạt động;
  • Tuân thủ pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về xuất bản nói riêng.

Quý Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu các quy định pháp luật và thủ tục liên quan đến doanh nghiệp, đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài và các lĩnh vực liên quan, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để biết thêm chi tiết!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title