Bằng độc quyền sáng chế là gì?

Bảo vệ tài sản trí tuệ luôn là vấn đề được cực kỳ quan trọng, nhất là trong thời đại tri thức như hiện nay. Trong đó, tài sản trí tuệ có bao gồm các vấn đề về bằng độc quyền sáng chế sáng chế. Vậy bằng độc quyền sáng chế là gì? Điều kiện để được cấp bằng độc quyền sáng chế? Để giải đáp thắc mắc của quý khách hàng, công ty Luật Việt An đưa ra bài viết về bằng độc quyền sáng chế dưới đây.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022.

Sáng chế là gì?

Theo khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ có quy định sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Sáng chế cũng là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ và những văn bản luật có liên quan khác.

Sau khi đăng ký sáng chế và được cấp văn bằng sáng chế bởi Cục sở hữu trí tuệ thì chủ sở hữu sáng chế sẽ được cấp văn bằng bảo hộ sáng chế và sẽ được pháp luật bảo vệ khi có bất kỳ hành vi nào xâm phạm quyền sáng chế.

Bằng độc quyền sáng chế là gì?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, bằng độc quyền sáng chế trước hết là một loại văn bằng được cấp bởi Cục sở hữu trí tuệ cho tác giả tạo ra sáng chế hoặc chủ sở hữu sáng chế nhằm bảo vệ một sáng chế và chủ sở hữu được độc quyền sử dụng sáng chế của họ trong một khoảng thời gian nhất định.

Điều kiện để được cấp bằng độc quyền sáng chế?

Theo quy định tại Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ, để có thể được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế sẽ phải đáp ứng được đầy đủ ba điều kiện:

Sáng chế có tính mới

  • Tính mới đòi hỏi sáng chế phải có sự khác biệt đáng kể so với những cái đã được bộc lộ trước đó, điều này có nghĩa thông tin kỹ thuật bộc lộ trong sáng chế chưa được công bố công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào trong hoặc ngoài nước trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký đó được hưởng quyền ưu tiên theo quy định của Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ.
  • Sáng chế đó chưa bị bộc lộ công khai. Việc xem xét sáng chế đã bị bộc lộ công khai hay chưa còn căn cứu vào mức độ bộc lộ của sáng chế. Nếu sáng chế chưa bị bộc lộ tới mức cho phép người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể tạo ra, sản xuất ra hoặc có thể sử dụng hay khai thác thì sáng chế đó cũng không bị coi là mất đi tính mới. Như trong trường hợp sáng chế sẽ không bị coi là bộc lộ công khai nếu chỉ có số lượng người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin về sáng chế.

 Trình độ sáng tạo của sáng chế

  • Đây được coi là điều kiện có tính quyết định để có thể xem xét sáng chế có được bảo hộ độc quyền không.
  • Trình độ sáng tạo của sáng chế sẽ được đánh giá dựa trên cơ sở so sánh với các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai trước ngày nộp đơn hoặc trong trường hợp sáng chế được quyền ưu tiên thì sẽ là ngày ưu tiên của đơn sáng chế đó.
  • Sáng chế không đáp ứng được điều kiện về trình độ sáng tạo và không được bảo hộ là sáng chế chỉ chứa đựng sự cải tiến không đáng kể trong lĩnh vực kỹ thuật tương tự hoặc những dấu hiệu tạo nên sự khác biệt có thể suy luận từ những thứ đang tồn tại bởi những người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng với sáng chế đó.

Có khả năng áp dụng công nghiệp

  • Đây là điều kiện xét về tính hữu ích của sáng chế. Theo đó, một sáng chế không thể mang nặng tính lý thuyết mà nó còn phải đem lại những lợi ích mang tính thực tiễn có thể áp dụng vào cuộc sống.
  • Một sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu như có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất sản phẩm hàng loạt hay áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế đó và thu lại được kết quả ổn định.

Những lợi ích khi bảo hộ sáng chế

Bảo hộ độc quyền cho sáng chế là một lợi thế cực kỳ to lớn dành cho chủ sở hữu. Bằng bảo hộ độc quyền sáng chế mang lại cho chủ sở quyền độc quyền sử dụng và khai thác sáng chế đến 20 năm tính từ ngày nộp đơn đăng ký đối với sáng chế. Theo đó, những lợi ích có thể mang lại khi bảo hộ độc quyền sáng chế như sau:

  • Thông qua những độc quyền về sáng chế đó, chủ sở hữu sáng chế ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế được bảo hộ với mục đích thương mại, qua đó hạn chế áp lực cạnh tranh và tạo cho sản phẩm của mình có ưu thế độc quyền trên thị trường.
  • Khi đã sáng tạo ra sáng chế được đăng ký thành sản phẩm độc quyền thì chủ sở hữu có thể thương mại hóa sáng chế của mình để thu được lợi nhuận cao từ việc sáng tạo ra sản phẩm ban đầu
  • Trong trường hợp chủ sở hữu sáng chế không có điều kiện tự khai thác sáng chế đó, chủ sở hữu sáng chế còn có lựa chọn khác là bán hoặc li-xăng quyền thương mại hóa sáng chế cho chủ thể khác có khả năng khai thác sáng chế để tạo ra nhiều giá trị thương mại lớn. Việc này cũng sẽ giúp chủ sở hữu thu lại nguồn lợi nhuận lớn.
  • Đối với các đối tác kinh doanh, nhà đầu tư và khách hàng có thể thấy được bằng độc quyền sáng chế chính là thứ giúp khẳng định về năng lực chuyên môn và năng lực công nghệ cao của chủ sở hữu sáng chế. Đặc biệt đối với doanh nghiệp là chủ sở hữu sáng chế thì bằng độc quyền sáng chế có thể thu hút các nhà đầu tư tiềm năng đến với doanh nghiệp vì họ sẽ nhìn nhận được thấy tiềm năng, điều này không chỉ bảo vệ các khoản đầu tư của doanh nghiệp, mà còn có thể huy động vốn và nâng cao giá trị của doanh nghiệp trên thị trường.

Những hạn chế khi không bảo hộ sáng chế

Bên cạnh những lợi ích mà bằng độc quyền sáng chế đem lại cho doanh nghiệp thì cần xem xét đến những hạn chế khi không đăng ký bảo hộ sáng chế. Khi sáng chế của Quý khách không được cấp bằng độc quyền sáng chế có thể gặp một số những vấn đề như sau:

  • Người khác có thể đăng ký bảo hộ sáng chế đó trước. Khi người khác đã nộp đơn đăng ký trước chủ sở hữu sáng chế thì điều đó có nghĩa rằng đơn được nộp sau sẽ bị từ chối và người nộp đơn đăng ký bảo hộ trước đó sẽ có đầy đủ các quyền, lợi ích hợp pháp đối với sáng chế đó nếu được cấp bằng độc quyền sáng chế.
  • Một khi sáng chế của chủ sở hữu không được cấp bằng nhưng vẫn thực hiện thương mại hóa thì các đối thủ cạnh tranh có thể sản xuất các sản phẩm tương tự với chất lượng và giá thành cạnh tranh hơn rất nhiều. Điều đó sẽ khiến chủ sở hữu sáng chế gặp khó khăn trong việc kinh doanh sáng chế mà mình đã đầu tư thời gian cũng như công sức để tạo ra.
  • Khả năng li-xăng và bán bằng độc quyền sáng chế đó bị cản trở. Một khi chủ sở hữu sáng chế đó không được cấp bằng độc quyền sáng chế thì các đối tác kinh doanh, nhà đầu tư và cổ đông sẽ không đủ niềm tin để thực hiện một giao dịch mua bán liên quan đến sáng chế đó vì những rủi ro mà nó đem lại. Điều đó khiến cho vị thế của chủ sở hữu, doanh nghiệp của chủ sở hữu sáng chế đó gặp khó khăn trên thị trường.

Trên đây là bài viết về bằng độc quyền sáng chế. Quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc về các vấn đề bằng độc quyền sáng chế xin vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO