Bồi thường chi phí đào tạo

Trong một bản hợp đồng đào tạo giữa người lao động và người sử dụng lao động, ngoài các nội dung trong hợp đồng về loại nghề, địa điểm, thời hạn đào tạo, còn có một nội dung liên quan khiến người lao động thường bị ràng buộc đó là về chi phí đào tạo. Vậy, chi phí đào tạo là gì, người lao động có cần bồi thường, hoàn trả chi phí đào tạo lúc nào, công ty Luật Việt An sẽ trình bày trong bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật Lao động năm 2019.
  • Bộ luật Dân sự năm 2015.

Khái quát chung về chi phí đào tạo

Chi phí đào tạo là gì?

Theo Khoản 3 Điều 62 của Bộ luật Lao động năm 2019, chi phí đào tạo là các chi phí bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ mà khoản phí đó trả cho người đào tạo, cho các việc liên quan đến đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề của người lao động. Việc đào tạo nói trên ở tại các cơ sở trong hoặc ngoài nước.

Chi phí đào tạo nói trên được quy định rõ trong hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ).

Các loại chi phí đào tạo theo quy định

  • Chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học.
  • Tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học.
  • Với trường hợp người lao động được đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.

Bồi thường chi phí đào tạo

Trong hợp đồng đào tạo, NSDLĐ thường ràng buộc NLĐ bằng một hợp đồng đào tạo với nội dung, NLĐ sau khi đào tạo về phải phục vụ cho doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Nếu NLĐ không thực hiện thì có thể phải hoàn trả, bồi thường chi phí đào tạo.

Chi phí đào tạo lao động được thỏa thuận giữa hai bên như thế nào?

Theo hợp đồng đào tạo giữa NSDLĐ và NLĐ, nội dung của hợp đồng tối thiểu phải được quy định cụ thể, theo khoản 2 Điều 62 Bộ luật Lao động 2019, như sau:

“a) Nghề đào tạo;

  1. b) Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
  2. c) Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
  3. d) Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

đ) Trách nhiệm của người sử dụng lao động;

  1. e) Trách nhiệm của người lao động.”

Có thể thấy một trong những nội dung tối thiểu phải được quy định đó là “chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo”.

Các trường hợp phải bồi thường, hoàn trả chi phí liên quan:

Nhìn chung, khi NLĐ vi phạm hợp đồng đào tạo nghề giữa hai bên, NLĐ sẽ phải bồi thường hoàn trả, bồi thường chi phí đào tạo cho NSDLĐ. Bên cạnh đó, còn một số trường hợp NLĐ phải bồi thường đó là:

Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Theo khoản 3 Điều 40 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về nghĩa vụ của NLĐ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, cụ thể: “Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”

Như vậy, NLĐ phải bồi hoàn chi phi đào tạo lao động khi NLĐ thực hiện hành động đơn phương chấm dứt trái pháp luật hợp đồng lao động.

Khi hợp đồng giữa hai bên có điều khoản liên quan đến hoàn trả chi phí khác

Theo quan điểm của tác giả, hợp đồng đào tạo nghề là một sự thỏa thuận độc lập so với hợp đồng lao động.

Theo nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu “cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận”, do đó, ngoài thỏa thuận chi phí và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo như đã nói ở trên, các bên còn có thể tự do thỏa thuận về việc bồi hoàn các chi phí về các khoản thiệt hại khác về vật chất, tinh thần cho NSDLĐ và không trái với quy định của pháp luật, trong trường hợp NLĐ vi phạm thỏa thuận về hợp đồng đào tạo nghề này.

Trường hợp NSDLĐ và NLĐ có thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại liên quan đến chi phí đào tạo lao động. Khi có tranh chấp xảy ra, NSDLĐ là bên bị vi phạm phải chứng minh đầy đủ chứng cứ để yêu cầu bồi thường thiệt hại, trong trường hợp không chứng minh được phần bị thiệt hại thì sẽ không được bồi thường các chi phí liên quan.

Thực tiễn về việc hoàn trả chi phí đào tạo lao động trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại Việt Nam

Nội dung pháp luật quy định

Thời hạn người lao động báo trước cho người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Theo Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động phải thực hiện nghĩa vụ báo trước đối với NSDLĐ. Thời hạn báo trước được Bộ luật Lao động quy định khác nhau tuỳ thuộc vào loại Hợp đồng lao động xác định thời hạn hay không xác định thời hạn. Cụ thể:

“Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

  1. Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
  2. Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
  3. Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
  4. Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.”

Trường hợp người lao động có quyền đơn phương chấm dứt mà không cần phải báo trước cho người sử dụng lao động

Theo khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019, trong một số trường hợp (chủ yếu do sự vi phạm của NSDLĐ), người lao động có quyền đơn phương chấm dứt mà không cần phải báo trước cho NSDLĐ, cụ thể:

  • Người lao động không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thoả thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động năm 2019.
  • Người lao động không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động năm 2019.
  • Người lao động bị NSDLĐ ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động; bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
  • Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động năm 2019.
  • Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
  • NSDLĐ cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều16 Bộ luật Lao động năm 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện Hợp đồng lao động.

Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật

Trong thực tiễn liên quan đến vấn đề này, NLĐ sau khi được doanh nghiệp đưa đi đào tạo về có trường hợp lại không tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động với doanh nghiệp cũ. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, NLĐ chỉ cần thực hiện thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo việc báo trước 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì không phải bồi thường chi phí đào tạo cho NSDLĐ.

Do đó dẫn đến hai quan điểm trái ngược trong việc giải quyết việc bồi thường chi phí đào tạo khi NLĐ chấm dứt hợp đồng theo điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Quan điểm thứ nhất

NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tuy có vi phạm cam kết về thời hạn làm việc sau khi đào tạo, nhưng đã báo trước đúng quy định theo điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019 thì không phải bồi thường chi phí đào tạo.

Quan điểm thứ hai

Trong trường hợp nếu trên, NLĐ phải bồi thường. Bởi lẽ, mặc dù các bên đã ký kết hợp đồng không xác định thời hạn, nhưng sau đó, NLĐ đã ký tiếp bản cam kết sẽ làm việc NSDLĐ trong một thời hạn nhất định sau khi được đào tạo nghề. Như vậy, cam kết này cũng có giá trị pháp lý, bổ sung cho hợp đồng lao động. Sau khi NLĐ được đào tạo phải có nghĩa vụ phải làm việc cho NSDLĐ; chỉ khi NLĐ chấm dứt hợp đồng với các trường hợp có thời hạn theo khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019 thì không phải bồi thường.

Có thể thấy, thực tiễn đang còn một số vướng mắc liên quan, cần thiết có quy định pháp luật hướng dẫn vấn đề này một cách hợp lý.

Quý khách hàng có bất vướng mắc cần hỗ trợ tư vấn pháp luật lao động, tư vấn pháp luật doanh nghiệp, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Giấy phép lao động

    Giấy phép lao động

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title