Dược phẩm là hàng hóa thiết yếu tác động trực tiếp đến sức khỏe đời sống con người. Không chỉ chịu quản lý nghiêm ngặt từ các tiêu chuẩn kỹ thuật, việc nhận diện các sản phẩm dược phẩm khác nhau cũng rất quan trọng trong việc bảo đảm sức khỏe của người tiêu dùng. Do đó, hiện nay các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến việc đăng ký nhãn hiệu dược phẩm để tăng tính nhận diện cho các sản phẩm của mình, tránh tình trạng hàng giả hàng nhái ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dùng. Trong bài viết sau đây, Luật Việt An sẽ trình bày các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục đăng ký nhãn hiệu dược phẩm ở Việt Nam hiện nay.
Cơ sở pháp lý
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022;
Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ;
Thông tư 23/2023/TT-BKHCN hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định 65/2023/NĐ-CP về quyền sở hữu công nghiệp;
Thông tư 263/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.
Phân nhóm sản phẩm dược phẩm
Theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, đơn đăng ký nhãn hiệu phải kèm theo danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu theo phân loại tại Bảng phân loại Nice (phiên bản mới nhất) để đăng ký để xác định phạm vi bảo hộ nhãn hiệu. Việc phân nhóm sản phẩm dược phẩm theo bảng phân loại Nice mới nhất được ghi nhận như sau:
Nhóm 5: Dược phẩm; Chế phẩm dược.
Nhóm 35: Phân phối, xuất nhập khẩu dược phẩm.
Nhãn hiệu dược phẩm có uy tín trên thị trường
Traphaco
Trong suốt hơn 50 năm qua, thương hiệu Traphaco đã xây dựng được danh tiếng hàng đầu trong ngành dược phẩm tại Việt Nam nhờ chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Hiện nay, chúng tôi đang thực hiện Chiến lược phát triển bền vững để xây dựng một nhà máy sản xuất dược phẩm hiện đại hàng đầu Việt Nam, sử dụng trang thiết bị công nghệ mới nhất để tạo ra một nhà máy “thông minh”. Hệ thống phân phối của chúng tôi tiếp tục được cải tiến thông qua việc áp dụng công nghệ cao và các giải pháp tăng cường quan hệ khách hàng.
Dược Hà Tây
DHT và HATAPHAR là nhãn hiệu dược phẩm uy tín của Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây thành lập từ năm 1991 gắn liền với quá trình đổi mởi nền kinh tế miền Bắc Việt Nam. Trong suốt quá trình hoạt động, công ty đã cho ra đời nhiều sản phẩm dược phẩm có uy tín và chất lượng, đạt được nhiều thành tựu trong quá trình đổi mới như giải thưởng “Cúp sen vàng” năm 2004 do Bộ khoa học và công nghệ trao tặng, Cúp vàng “thương hiệu và nhãn hiệu” năm 2005, Giải thưởng Vì sức khỏe người Việt năm 2009, Giải thưởng Top 10 thương hiệu tốt nhất Việt Nam năm 2015… Công ty có trụ sở tại 10A Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.
Dược phẩm Tâm Bình
Công ty đã đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất đạt chuẩn GMP thuốc Y học cổ truyền với diện tích hơn 8.000m2 tại KCN Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội và xây dựng vùng trồng dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP – WHO. Hơn một thập kỷ xây dựng và phát triển, Tâm Bình đã cho ra đời nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, được người dân tin dùng. Các sản phẩm mang thương hiệu Tâm Bình như: Viên Khớp Tâm Bình, Đại tràng Tâm Bình, … được nhiều người tiêu dùng biết tới và nhận hàng loạt giải thưởng uy tín như: Hàng Việt Nam chất lượng cao, Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích, Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng…
Sanofi
Sanofi, một tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đa dạng trên toàn cầu, đã giành được vị trí số 1 trên thị trường Việt Nam trong các danh mục dược phẩm kê toa, chăm sóc sức khỏe cơ bản và vắc-xin. Tại Việt Nam, Sanofi có nhà máy sản xuất dược phẩm với diện tích hàng nghìn m2 với hệ thống máy móc và thiết bị nhà xưởng có giá trị đầu tư lên đến hàng trăm tỷ đồng. Hệ thống kho biệt trữ nguyên liệu và kho thành phẩm đáp ứng tiêu chuẩn GSP – Thực hành tốt bảo quản thuốc, với tổng diện tích kho lên đến 4.800 m2.
Dược Hậu Giang
Dược Hậu Giang, với tư cách là doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực dược phẩm tại Việt Nam. DHG với các thế mạnh hiện có như hệ thống phân phối rộng khắp, khả năng sản xuất, sản phẩm chất lượng, đội ngũ nhân sự chuyên môn cao và hoạt động kinh doanh hiệu quả đã xây dựng là một trong những nhãn hiệu dược phẩm uy tín tại Việt Nam.
DHG hiện nay sở hữu nhiều mẫu nhãn hiệu được đăng ký khác nhau, trong đó điển hình là nhãn hiệu có thông tin đăng ký sau:
Nhãn hiệu chữ: DHG PHARMA
Ngày nộp đơn: 05/12/2007
Số bằng: 4-0123512-000
Ngày hết hạn: 05/12/2027
Chủ đơn/Chủ bằng: Công ty cổ phần dược Hậu Giang: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Yếu tố loại trừ: Nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể. Không bảo hộ riêng “PHARMA”.
Nhóm sản phẩm/dịch vụ:
Nhóm 3: Kem bôi da (dùng với mục đích làm đẹp); mặt nạ chăm sóc da; mỹ phẩm dạng gel dùng để bôi da; viên nang mềm dùng ngoài da (mục đích làm đẹp), xà phòng tắm.
Nhóm 5: Dược phẩm; thực phẩm chức năng dùng cho mục đích y tế.
Tra cứu và đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Trong phạm vi bài viết, các thủ tục được trình bày liên quan đến quy trình đăng ký đối với nhãn hiệu trong nước. Trường hợp Quý khách muốn đăng ký nhãn hiệu quốc tế, vui lòng tham khảo các bài viết đăng ký nhãn hiệu bằng đơn Madrid và đăng ký nhãn hiệu nước ngoài của Luật Việt An.
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu
Tra cứu khả năng bảo hộ của nhãn hiệu không phải là một thủ tục bắt buộc trong việc đăng ký nhãn hiệu, tuy nhiên việc tra cứu nhãn hiệu là nên làm nhằm mục đích xác định được khả năng bảo hộ của nhãn hiệu đến đâu từ đó chủ sở hữu nhãn hiệu có những thay đổi cần thiết.
Trước tiên, Luật Việt An sẽ tiến hành tra cứu sơ bộ cho Qúy khách hàng trong vòng 01 ngày kèm theo những đánh giá, tư vấn về khả năng bảo hộ nhãn hiệu. Trường hợp có nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu dự định đăng ký của Qúy khách hàng thì Luật Việt An sẽ đưa ra ý kiến tư vấn để Qúy khách hàng điều chỉnh.
Sau bước tiến hành tra cứu sơ bộ, Quý khách hàng nên thực hiện tra cứu chuyên sâu tại Cục Sở hữu trí tuệ thông qua đại diện Luật Việt An để xác định khả năng bảo hộ cao nhất của nhãn hiệu dự định đăng ký.
Bước 2: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu dược phẩm:
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
01 mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm);
Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu;
Giấy uỷ quyền cho đại diện Công ty Luật Việt An nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
Các tài liệu khác (nếu có).
Bước 3: Thẩm định hình thức
Thời hạn thẩm định hình thức sẽ kéo dài 01 tháng kể từ thời điểm nộp đơn.
Bước 4: Công bố đơn
Sau khi được chấp nhận về mặt hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu của Quý Khách hàng sẽ được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.
Kể từ đó, bất kỳ Bên thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu kể từ ngày đơn được công bố. Thời hạn phản đối cấp văn bằng bảo hộ sẽ kéo dài từ khi Đơn được công bố trên công báo Sở hữu công nghiệp đến khi nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.
Bước 5: Thẩm định nội dung
Sau thủ tục công bố, đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được thẩm định nội dung về khả năng đăng ký bảo hộ trong thời gian từ 09-12 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố trên công báo Sở hữu công nghiệp. Nếu đơn bị phản đối bởi bên thứ 3 thì thời hạn thẩm định đơn có thể kéo dài thêm.
Bước 6: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Sau khi kết thúc thời hạn thẩm định nội dung, nếu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo về cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Lưu ý: Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu bị phản đối bởi bên thứ ba, thời hạn thẩm định đơn có thể bị kéo dài thêm.
Lệ phí đăng ký nhãn hiệu dược phẩm
Lệ phí nhà nước được quy định tại Thông tư 263/2016/TT-BTC, theo đó người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu dược phẩm phải nộp các khoản lệ phí sau:
STT
Tên phí
Mức phí (nghìn đồng)
1
Lệ phí nộp đơn
150
2
Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ (có thể nộp luôn tại thời điểm nộp đơn hoặc nộp khi có thông báo cấp văn bằng bảo hộ)
120
3
Phí thẩm định đơn nhãn hiệu (cho mỗi nhóm có tối đa 6 sản phẩm/dịch vụ/1 nhóm)
Phí thẩm định đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi
550
120
4
Phí phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ đối với nhãn hiệu (cho mỗi nhóm có không quá 6 sản phẩm/dịch vụ) (nếu chưa được phân loại)
Nếu mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi
100
20
5
Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (mỗi đơn/yêu cầu) (nếu có)
600
6
Phí công bố thông tin về sở hữu công nghiệp
120
7
Phí đăng bạ thông tin về sở hữu công nghiệp
120
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu dược phẩm của Luật Việt An
Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện đăng ký nhãn hiệu cho dược phẩm;
Tư vấn tính khả thi khi đăng ký nhãn hiệu cho dược phẩm;
Tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký nhãn hiệu cho dược phẩm;
Tra cứu nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ – Chi phí độc lập;
Đại diện đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng trong quá trình đăng ký nhãn hiệu;
Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc đăng ký nhãn hiệu;
Trên đây là nội dung liên quan đến thủ tục Đăng ký nhãn hiệu dược phẩm tại Việt Nam. Quý khách có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu trong và ngoài nước, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ hiệu quả nhất.