Pháp là một trong số các quốc gia có sự phát triển cao về kinh tế, là nơi có nền kinh tế thị trường phát triển, tập trung vô số các mặt hàng và dịch vụ. Việc đăng ký nhãn hiệu để bảo vệ cho hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu tại Pháp là điều vô cùng cần thiết. Sau đây là một số lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại Pháp.
Nhãn hiệu có khả năng đăng ký tại Pháp
Bao gồm chữ cái; tên; hình; hình dạng ba chiều nhất định; slogan; màu sắc; âm thanh; hình ảnh thương mại tổng thể; kỹ thuật toàn ảnh.
Nhãn hiệu không có khả năng đăng ký bảo hộ tại Pháp
Nhãn hiệu trái với chuẩn mực đạo đức hay trật tự công cộng;
Dấu hiệu chung chung và rộng, không có tính phân biệt;
Biểu tượng/cờ/tên của quốc gia, tiểu bang, hoặc của tổ chức quốc tế;
Nhãn hiệu thiếu khả năng phân biệt;
Nhãn hiệu có chức năng chính như tên của chỉ dẫn địa lý hoặc địa điểm.
Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại cơ quan Sở hữu trí tuệ Pháp (NIIP);
Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế có chỉ định Pháp;
Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan nhãn hiệu châu Âu (CTM).
Thời gian đăng ký nhãn hiệu tại Pháp
Theo pháp luật về sở hữu trí tuệ của Pháp, người nộp đơn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Pháp trong khoảng thời gian từ 04-06 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký (trường hợp đơn hợp lệ và không bị từ chối hoặc phản đối bởi bên thứ ba).
Hồ sơ đăng kí nhãn hiệu tại Pháp
Đơn đăng ký nhãn hiệu;
Thông tin người nộp đơn;
Mẫu nhãn hiệu;
Danh mục hàng hóa, dịch vụ cần đăng kí theo bảng phân loại Nice;
Giấy ủy quyền;
Chứng nhận nộp phí, lệ phí;
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu
Nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Pháp có hiệu lực bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Khi gia hạn, chủ sở hữu chỉ phải nộp lệ phí gia hạn mà không phải nộp bằng chứng sử dụng nhãn hiệu.
Đăng ký nhãn hiệu tại Pháp theo hệ thống Marrid
Đăng ký theo nghị định thư Madrid
Cơ sở đăng ký: Dựa trên đơn đăng ký đã nộp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã được cấp tại nước xuất xứ.
Ngôn ngữ đơn đăng ký: tiếng Anh, tiếng Pháp.
Điều kiện nộp đơn: Doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế ngay sau khi đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở nước sở tại mà không cần phải đợi đến thời điểm được cấp Giấy chứng nhân đăng ký nhãn hiệu tại nước đó.
Hiệu lực đăng ký quốc tế: Trong vòng 18 tháng kể từ khi nộp đơn hợp lệ, nhãn hiệu đăng ký quốc tế sẽ được chấp nhận bảo hộ ở nước chỉ định trong đơn nếu đơn không bị nước chỉ định từ chối bảo hộ trong thời gian quy định.
Thời hạn bảo hộ: 10 năm và có thể được gia hạn thêm
Chuyển đổi đơn đăng ký quốc tế thành đơn quốc gia: Đơn đăng ký chỉ định tại các quốc gia vẫn có hiệu lực và giữ nguyên ngày chỉ định trong trường hợp đơn đăng ký tại nước xuất xứ bị đình chỉ toàn bộ hoặc một phần danh mục hàng hóa/dịch vụ nếu việc chỉ định được thực hiện trong vòng ba tháng kể từ ngày nộp đơn tại nước xuất xứ.
Đăng ký theo thỏa ước Madrid
Cơ sở đăng ký: Dựa vào văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại nước sở tại.
Ngôn ngữ đơn đăng ký: tiếng Pháp.
Điều kiện nộp đơn: Doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế ngay sau khi đã được cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại nước sở tại.
Hiệu lực đăng ký quốc tế: Trong vòng 12 tháng kể từ khi nộp đơn hợp lệ, nhãn hiệu đăng ký quốc tế sẽ được chấp nhận bảo hộ ở nước chỉ định trong đơn nếu đơn không bị nước chỉ định từ chối bảo hộ trong thời gian quy định.
Thời hạn bảo hộ: 20 năm và có thể được gia hạn thêm.
Chuyển đổi đơn đăng ký quốc tế thành đơn quốc gia: không quy định về việc chuyển đổi.
Đăng kí nhãn hiệu theo hệ thống đăng ký CTM của Liên minh châu Âu (EU)
Các nước châu Âu đã xây dựng một hệ thống luật pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành vien. Nhờ đó, việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cũng thông qua hệ thống riêng, độc lập hoàn toàn với các nước trong cộng đồng. Nhãn hiệu đăng ký thông qua hệ thống này được gọi là nhãn hiệu cộng đồng hay còn gọi là CTM (Community Trade Mark).
Khi đăng kí nhãn hiệu qua hệ thống đăng kí CTM, chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ phải nộp một đơn đăng ký nhãn hiệu duy nhất, nhãn hiệu có thể được bảo hộ tại tất cả các quốc gia EU. Tuy nhiên nhãn hiệu bị từ chối hoặc mất hiệu lực tại một quốc gia thành viên thì sẽ không gây mất hiệu lực trong cả cộng đồng.
Hệ thống CTM độc lập với hệ thống đăng ký riêng của mỗi quốc gia nên chủ sở hữu nhãn hiệu có thể tự do nộp đơn đăng ký nhãn hiệu CTM, hoặc nộp đơn quốc gia, hoặc cả hai. Nhãn hiệu CTM và nhãn hiệu đăng ký quốc gia có thể song song cùng tồn tại.
Điều kiện và chủ thể có quyền nộp đơn
Cá nhân, pháp nhân là thành viên hoặc có nơi cư trú hoặc trụ sở kinh doanh tại một trong các quốc gia là thành viên của Liên minh châu Âu, Công ước Paris hoặc Hiệp định Trips.
Các chủ thể sẽ nộp đơn tại EUIPO.
Các tài liệu cần thiết cho việc nộp đơn CTM
Đơn đăng kí nhãn hiệu qua CTM;
Thông tin người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
Mẫu nhãn hiệu;
Danh mục hàng hóa, dịch vụ cần đăng ký;
Giấy ủy quyền;
Phí, lệ phí.
Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu theo CTM
Nhãn hiệu CTM có hiệu lực là 10 năm kẻ từ ngày nộp đơn và có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp. Khi gia hạn, chủ sở hữu chỉ phải nộp lệ phí gia hạn mà không phải nộp bằng chứng sử dụng nhãn hiệu.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Pháp của Công ty Luật Việt An
Tra cứu khả năng đăng kí nhãn hiệu tại Pháp: thay vì phải đợi 10-14 tháng người nộp đơn chỉ cần 05-07 ngày làm việc sẽ biết được khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Pháp với dịch vụ tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu tại Pháp;
Tư vấn sơ bộ, giải đáp thắc mắc trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại Pháp;
Soạn thảo hồ sơ, tài liệu, giấy tờ cần thiết phục vụ việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Pháp;
Theo dõi hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Pháp;
Nhận và bàn giao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Pháp;
Dịch vụ chuyển giao và xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu.