Đăng ký nhãn hiệu thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, nhãn hiệu rất dễ bị xâm phạm bởi các hành vi trái pháp luật, dễ tác động đến kết quả kinh doanh. Trong đó nhãn hiệu thuốc bảo vệ thực vật cũng đứng trước nguy cơ bị xâm phạm. Vậy phải đăng ký nhãn hiệu như thế nào là câu hỏi nhiều khách hàng quan tâm? Để giải đáp thắc mắc của quý khách hàng, công ty Luật Việt An đưa ra bài viết về đăng ký nhãn hiệu thuốc bảo vệ thực vật dưới đây

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2022.
  • Luật bảo vệ kiểm dịch thực vật năm 2013.
  • Thông tư 16/2016/TT – BKHCN về sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệvề sở hữu công nghiệp.

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu có thể hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu còn được chia nhỏ thêm thành 04 đối tượng đăng ký bao gồm:

Nhãn hiệu tập thể

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Nhãn hiệu chứng nhận

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Nhãn hiệu âm thanh

Nhãn hiệu âm thanh là nhãn hiệu được tạo ra từ các dấu hiệu là âm hưởng, nhận biết bằng thính giác, có thể do tổ hợp các đơn âm hoặc thang âm cấu thành, dùng để phân biệt nguồn gốc thương mại của sản phẩm hoặc dịch vụ.

Nhãn hiệu ba chiều

Nhãn hiệu ba chiều hay còn gọi là nhãn hiệu lập thể, là hình dạng thể hiện trong không gian ba chiều: dài, rộng và cao. Hình dạng đó có thể giúp người tiêu dùng nhận biết nguồn gốc thương mại của sản phẩm hoặc dịch vụ.

Nhãn hiệu nổi tiếng

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Thuốc bảo vệ thực vật là gì?

Căn cứ theo khoản 16 Điều 3 Luật bảo vệ kiểm dịch thực vật năm 2013 thì thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có những đặc điểm bao gồm:

  • Có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật;
  • Điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng;
  • Bảo quản thực vật;
  • Làm tăng độ an toàn, hiệu quả.

Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu thuốc bảo vệ thực vật?

Thứ nhất, việc đăng ký giúp bảo vệ các quyền của chủ sở hữu:

  • Việc đăng ký nhãn hiệu thành công thì các chủ sở hữu sẽ được sở hữu hợp pháp nhãn hiệu cho sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật đó. Chủ sở hữu có thể toàn quyền thực hiện các hành vi xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.
  • Bảo vệ chủ sở hữu trước các hành vi xâm hại tới sản phẩm mang nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ độc quyền, cụ thể như các hành vi làm giả, làm nhái sản phẩm.

Thứ hai, việc đăng ký đem mang lại những lợi ích to lớn khác nhau:

  • Đăng ký nhãn hiệu về các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật cũng là hình thức đưa sản phẩm tới công chúng biết tới. Nhãn hiệu đóng vai trò lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp định vị sản phẩm, dịch vụ trong tâm trí khách hàng cũng như tạo sự khác biệt trên thị trường.
  • Tạo niềm tin từ các đối tác và người tiêu dùng. Đảm bảo các sản phẩm đã được pháp luật bảo hộ về nhãn hiệu, ngăn ngừa các hành vi xâm phạm gây ảnh hưởng xấu tới kinh doan

Quy trình đăng ký nhãn hiệu thuốc bảo vệ thực vật

Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản liên quan thì việc thực hiện đăng ký nhãn hiệu cho thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện theo các bước sau:

  • Chuẩn bị tài liệu, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo luật định;
  • Nộp hồ sơ đến Cục sở hữu trí tuệ với trụ sở chính tại thành phố Hà Nội và hai văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng;
  • Theo dõi quá trình thẩm định hồ sơ. Kịp thời trả lời bằng văn bản để có thể bổ sung và hoàn thiện hồ sơ khi có yêu cầu từ phía cơ quan chức năng;
  • Nhận kết quả đăng ký nhãn hiệu.

Về cơ bản việc đăng ký nhãn hiệu cho thuốc bảo vệ thực vật là thủ tục hành chính không quá phức tạp nhưng dễ xảy ra các rủi ro lớn do hồ sơ không hợp lệ. Thời gian thực hiện thủ tục này rất lâu nếu các chủ thể kinh doanh gặp rủi ro thì ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh.

Ngoài những vấn đề phát sinh do hồ sơ không hợp lệ gây ra thì các chủ thể tự thực hiện nếu không có chuyên môn hoặc kinh nghiệm sẽ không thể có khả năng đánh giá tỉ lệ thành công của nhãn hiệu đăng ký. Từ đó, dẫn tới hậu quả nhãn hiệu đăng ký bị trùng với nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ.

Hồ sơ đăng ký thuốc bảo vệ thực vật

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thuốc bảo vệ thực vật bao gồm các tài liệu sau:

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH;
  • Mẫu nhãn hiệu hiệu kèm theo;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí;
  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
  • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
  • Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
  • Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
  • Giấy uỷ quyền cho Luật Việt An với vai trò là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;
  • Tài liệu khác:
    • Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
    • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
    • Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
    • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Tuy nhiên, một đơn đăng ký nhãn hiệu thường không bao gồm tất cả những tài liệu nêu trên, quý khách cần xem xét trường hợp của mình đăng ký như thế nào để chuẩn bị các tài liệu sao cho phù hợp.

Lưu ý về hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Khi làm hồ sơ đăng ký nhãn hiệu khách hàng cần lưu ý:

  • Thứ nhất, phần mô tả nhãn hiệu trong tờ khai phải làm rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Trong đó phải chỉ rõ từng yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu có chứa từ ngữ không phải là tiếng Việt phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu từ ngữ đó có nghĩa, thì phải dịch nghĩa ra tiếng Việt.
  • Thứ hai, nếu các chữ, từ ngữ yêu cầu bảo hộ được trình bày dưới dạng hình họa như là yếu tố phân biệt của nhãn hiệu, thì phải mô tả dạng hình hoạ của các chữ, từ ngữ đó.
  • Thứ ba, nếu nhãn hiệu thuốc bảo vệ thực vật có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc chữ số La mã, thì phải dịch ra chữ số ả-rập.
  • Thứ tư, nếu nhãn hiệu thuốc bảo vệ thực vật gồm nhiều phần tách biệt nhau nhưng được sử dụng đồng thời trên một sản phẩm, thì phải nêu rõ vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu đó trên sản phẩm hoặc bao bì đựng sản phẩm.
  • Thứ năm, danh mục hàng hoá và dịch vụ mang nhãn hiệu thuốc bảo vệ thực vật trong tờ khai phải phù hợp với phân nhóm theo Bảng Phân loại Quốc tế về hàng hoá và dịch vụ (Nice).
  • Thứ sáu, mẫu nhãn hiệu gắn trong tờ khai cũng như các mẫu nhãn hiệu khác được trình bày rõ ràng với kích thước không được vượt quá khuôn khổ (80 x 80) mm, và khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất không được nhỏ hơn 15 mm.
  • Thứ bảy, nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc, thì mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ.
  • Thứ tám, nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc, thì tất cả các mẫu nhãn hiệu thuốc bảo vệ thực vật nên được trình bày dưới dạng đen trắng.

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam hoặc nước ngoài, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title