Đăng ký trích khấu hao tài sản cố định như thế nào?
Đăng ký trích khấu hao tài sản cố định là một việc làm quan trọng đối với doanh nghiệp, góp phần đảm bảo tính minh bạch, chính xác của thông tin tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đang quan tâm tới vấn đề này. Bài viết dưới đây của Luật Việt An sẽ giúp khách hàng giải đáp một số quy định liên quan đến đăng ký trích khấu hao tài sản cố định.
Khấu hao tài sản cố định là gì?
Theo Khoản 9 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC, khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.
Theo đó, nguyên giá tài sản cố định bao gồm:
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình: là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Nguyên giá tài sản cố định vô hình: là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính.
Quy định về trích khấu hao tài sản hiện hành được điều chỉnh bởi:
Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 147/2016/TT-BTC, Thông tư 28/2017/TT-BTC;
Quyết định 1173/QĐ-BTC về việc đính chính Thông tư số 45/2013/TT-BTC.
Các loại tài sản cố định của doanh nghiệp
Căn cứ quy định tại Điều 6 Thông tư 147/2016/TT-BTC, các loại tài sản cố định của doanh nghiệp bao gồm:
Những loại tài sản cố định nào phải trích khấu hao?
Theo Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC, được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 147/2016/TT-BTC, tất cả tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những tài sản cố định sau đây:
Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tài sản cố định khấu hao chưa hết bị mất.
Tài sản cố định khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
Tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
Tài sản cố định sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp, trừ các tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp.
Tài sản cố định từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.
Doanh nghiệp có phải đăng ký trích khấu hao tài sản cố định không?
Theo Khoản 4 Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC, doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao tài sản cố định và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện.
Đồng thời phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng tài sản cố định mà doanh nghiệp đã lựa chọn và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng tài sản cố định.
Như vậy, doanh nghiệp phải đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định với Chi cục thuế trước khi thực hiện.
Ví dụ: Công ty Việt An mua ô tô ngày 1/6/2024. Công ty dự tính đưa vào sử dụng ngày 25/8/2024. Như vậy, công ty phải thông báo khấu hao tài sản cố định với cơ quan thuế trước ngày 25/8/2024 thì chi phí khấu hao mới được đưa vào chi phí được trừ.
Thời gian trích khấu hao tài sản cố định như thế nào?
Căn cứ quy định tại Khoản 9 Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC, việc trích hoặc thôi trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà tài sản cố định tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm tài sản cố định theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp.
Thời gian để tính trích khấu hao của tài sản cố định được quy định cụ thể tại Điều 10 Thông tư 45/2013/TT-BTC như sau:
Tài sản cố định hữu hình
Đối với tài sản cố định còn mới (chưa qua sử dụng)
Doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC để xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.
Đối với tài sản cố định đã qua sử dụng
Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định được xác định như sau:
Trong đó:
Giá trị hợp lý của tài sản cố định là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của Tài sản cố định hoặc giá trị theo đánh giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá (trong trường hợp được cho, được biếu, được tặng, được cấp, được điều chuyển đến ) và các trường hợp khác.
Thời giantrích khấu hao của TSCĐ mới cùng loại xác định theo Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC).
Tài sản cố định vô hình
Doanh nghiệp tự xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định vô hình nhưng tối đa không quá 20 năm.
Đối với tài sản là giá trị quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất thuê, thời gian trích khấu hao là thời gian được phép sử dụng đất của doanh nghiệp.
Đối với tài sản là quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, quyền đối với giống cây trồng, thì thời gian trích khấu hao là thời hạn bảo hộ được ghi trên văn bằng bảo hộ theo quy định (không được tính thời hạn bảo hộ được gia hạn thêm).
Trường hợp đặc biệt
Đối với dự án đầu tư theo hình thức BOT, BCC, thời gian trích khấu hao tài sản cố định được xác định là thời gian khai thác hoàn vốn đầu tư của chủ đầu tư tại dự án. Việc xác định giá trị tài sản cố định hình thành từ dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản
Đối với dây chuyền sản xuất có tính đặc thù quân sự và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh tại các công ty quốc phòng, công ty an ninh, thì căn cứ vào quy định tại Thông tư này, Bộ Quốc phòng, Bộ Công An quyết định khung thời gian trích khấu hao của các tài sản này.
Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định như thế nào?
Theo Khoản 1 Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC, hiện nay có 3 phương pháp trích khấu hao tài sản cố định bao gồm:
Phương pháp khấu hao đường thẳng
Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức dưới đây:
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của tài sản cố định
=
Nguyên giá của tài sản cố định
Thời gian trích khấu hao
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.
Ví dụ: Công ty A mua một tài sản cố định (mới 100%) với giá ghi trên hóa đơn là 119 triệu đồng, chiết khấu mua hàng là 5 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 3 triệu đồng, chi phí lắp đặt, chạy thử là 3 triệu đồng.
Biết rằng tài sản cố định có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, thời gian trích khấu hao của tài sản cố định doanh nghiệp dự kiến là 10 năm, tài sản được đưa vào sử dụng vào ngày 01/01/2013.
Nguyên giá tài sản cố định = 119 triệu – 5 triệu + 3 triệu + 3 triệu = 120 triệu đồng Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 120 triệu: 10 năm = 12 triệu đồng/năm. Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 12 triệu đồng: 12 tháng = 1 triệu đồng/tháng.
Hàng năm, doanh nghiệp trích 12 triệu đồng chi phí trích khấu hao tài sản cố định đó vào chi phí kinh doanh.
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.
Việc xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo công thức dưới đây:
Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định
=
Giá trị còn lại của tài sản cố định
x
Tỷ lệ khấu hao nhanh
Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ khấu hao nhanh (%)
=
Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng
x
Hệ số điều chỉnh
Ví dụ: Công ty A mua một thiết bị sản xuất các linh kiện điện tử mới với nguyên giá là 50 triệu đồng. Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư số /2013/TT-BTC) là 5 năm.
Xác định mức khấu hao hàng năm như sau:
Tỷ lệ khấu hao hàng năm của tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thẳng là 20%.
Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần bằng 20% x 2 (hệ số điều chỉnh) = 40%
Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;
Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định;
Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% công suất thiết kế.
– Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:
Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định
=
Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng
X
Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm
Trong đó:
Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm
=
Nguyên giá của tài sản cố định
Sản lượng theo công suất thiết kế
– Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:
Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định
=
Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm
X
Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm
Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định.
Như vậy, căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định của doanh nghiệp.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật liên quan đến đăng ký trích khấu hao tài sản cố định, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.