Dấu hiệu nhận biết hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu được hiểu là các hành vi sao chép, làm giả, sử dụng trái phép toàn bộ hoặc một phần của nhãn hiệu đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu đó.
Dấu hiệu nhận biết hành vi xâm phạm nhãn hiệu được thể hiện ở các trường hợp sau
Sử dụng dấu hiệu trùngvới nhãn hiệu đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký.
Sử dụng dấu hiệu trùngvới nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng kí kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.
Sử dụng dấu hiệu tương tựvới nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.
Sử dụng Tên thương mại trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng kí kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.
Sử dụng Tên miền trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng kí kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.
Hồ sơ cần cung cấp để thực hiện thủ tục xử lý vi phạm nhãn hiệu
Để tiến hành xử lý vi phạm doanh nghiệp cần xác lập căn cứ vi phạm thông qua việc cung cấp cho Luật Việt An các tài liệu như sau:
Giấy ủy quyền (theo mẫu do Công ty LuậtViệt An cung cấp;
Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệuhoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhãn hiệu hoặc quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanhcủa doanh nghiệp hoặc chứng minh thư công chứng đối với chủ văn bằng nhãn hiệu là cá nhân;
Mẫu sản phẩm mang nhãn hiệu của doanh nghiệp;
Mẫu sản phẩm của bên vi phạm nhãn hiệu hoặc tài liệu chứng minh dấu hiệu vi phạm nhãn hiệu của bên vi phạm;
Thông tin bên vi phạm: Tên doanh nghiệp, địa chỉ, thông tin liên hệ (nếu có).
Thực hiện giám định nhãn hiệu để có chứng cứ chứng minh việc vi phạm của bên vi phạm so với nhãn hiệu đã được bảo hộ.
Các bước thực hiện thủ tục xử lý vi phạm nhãn hiệu
Bước 1: Giám định nhãn hiệu
Sau khi nhận ủy quyền của doanh nghiệp, cá nhân, Luật Việt An tiến hành thực hiện thủ tục Giám định nhãn hiệu tại Viện khoa học sở hữu trí tuệ.
Tra cứu, xác định chính xác đối tượng giám định;
Tra cứu, xác định chính xác nội dung yêu cầu giám định;
Thời gian giám định nhãn hiệu thông thường là 22 ngày làm việc, hoặc giám định nhanh nhất là 03 ngày làm việc.
Bước 2: Tư vấn cảnh báo vi phạm đối với bên vi phạm
Sau khi có kết quả Giám định nhãn hiệu, Luật Việt An tiến hành thực hiện cảnh báo thông qua tư cách đại diện sở hữu trí tuệ yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm nhãn hiệu:
Tra cứu, xác định chính xác thông tin đơn vị vi phạm;
Tư vấn, soạn thảo các văn bản yêu cầu đơn vị vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm nhãn hiệu.
Đại diện cho doanh nghiệp liên hệ làm việc với bên vi phạm yêu cầu chấm dứt vi phạm.
Bước 3: Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm của đơn vị vi phạm bằng biện pháp hành chính
Đại diện thực hiện thủ tục xử lý theo vi phạm hành chính: liên hệ và tiến hành nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Cơ quan quản lý thị trường, Cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, Cơ quan Công an Kinh tế, thanh tra Khoa học công nghệ; Bộ thông tin truyền thông, …
Dịch vụ tư vấn xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ/ xử lý vi phạm nhãn hiệu của Công ty luật Việt An
Xác định đối tượng vi phạm sở hữu trí tuệ;
Thủ tục xử lý vi phạm đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
Yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm;
Giám định nhãn hiệu;
Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và kết luận về các hành vi vi phạm quyền của các đối tượng sở hữu trí tuệ;
Yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm;
Tham gia tố tụng với tư cách luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng liên quan đến sở hữu trí tuệ tại Toà án có thẩm quyền.