Dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm là việc đảm bảo để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người. Hiện nay, đây là một vấn đề nhận được sự quan tâm từ đông đảo người dân. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khi thực hiện hoạt động đều cần có Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ cung cấp những thông tin về dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cơ sở nào phải xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?

Cơ sở nào phải xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Căn cứ theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 155/2018/NĐ-CP, tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ những trường hợp:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  • Sơ chế nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
  • Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  • Nhà hàng trong khách sạn;
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Kinh doanh thức ăn đường phố;
  • Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh theo Khoản 4 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010, được sửa đổi bổ sung năm 2018 phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động (trừ trường hợp quy định tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP). Để được cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện sau:

Điều kiện chung về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Điều kiện đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

  • Về cơ sở sản xuất: Địa điểm an toàn đối với các yếu tố gây hại; hệ thống xử lý chất thải vận hành thường xuyên; đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật;
  • Về trang thiết bị, dụng cụ: Đủ trang thiết bị xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển, rửa và khử trùng;
  • Về thực phẩm và người sản xuất, kinh doanh: Duy trì điều kiện bảo đảm an toàn, lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu và quá trình sản xuất, kinh doanh; tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức của người trực tiếp tham gia.

Điều kiện đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ

  • Về cơ sở sản xuất: Có khoảng cách an toàn với nguồn gây độc hại, ô nhiễm; đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh; thu gom, xử lý chất thải theo quy định;
  • Về trang thiết bị, dụng cụ: Trang thiết bị phù hợp không gây độc hại, gây ô nhiễm; sử dụng nguyên liệu, hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ, dụng cụ, vật liệu bao gói an toàn;
  • Về thực phẩm và người sản xuất, kinh doanh: Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp tham gia; duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn và lưu giữ thông tin mua bán.

Điều kiện trong bảo quản thực phẩm

  • Địa điểm, phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản, thực hiện xếp dỡ an toàn;
  • Ngăn ngừa ảnh hưởng môi trường; thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, thiết bị thông gió và điều kiện khác.

Điều kiện trong vận chuyển thực phẩm

  • Phương tiện vận chuyển chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch;
  • Bảo đảm điều kiện bảo quản trong quá trình vận chuyển;
  • Không vận chuyển cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo.

Điều kiện về ngành nghề kinh doanh thực phẩm

Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Cụ thể căn cứ Phụ lục II, III, IV ban hành cùng Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ quan sẽ có thẩm quyền như sau:

Bộ Y tế

  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng;
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh các thực phẩm như yến sào, nhân sâm, linh chi, đông trùng hạ thảo…;
  • Cơ sở chế biến các thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, các chất phụ gia thực phẩm nằm ngoài danh sách các chất phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm được quy định bởi Bộ Y tế.
  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống như nhà hàng, quán cà phê, quán ăn…;
  • Cơ sở kinh doanh khách sạn;
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai, nước đá;
  • Cơ sở chế biến các thực phẩm nhập khẩu;
  • Bếp ăn tập thể (nếu cơ sở có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm).

Bộ Công thương

  • Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có quy mô lớn như: Cơ sở sản xuất rượu từ 3 triệu lít/năm trở lên; cơ sở sản xuất bia từ 50 triệu lít/năm trở lên; cơ sở sản xuất nước giải khát từ 20 triệu lít/năm trở lên; cơ sở sản xuất sữa chế biến từ 20 triệu lít/năm trở lên; cơ sở sản xuất dầu thực vật từ 50 ngàn tấn/năm trở lên; cơ sở sản xuất bánh kẹo từ 20 ngàn tấn/năm trở lên; cơ sở sản xuất bột và tinh bột 100 ngàn tấn/năm trở lên.
  • Chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm (trừ chuỗi siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định của pháp luật); Cơ sở bán buôn thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
  • Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh tại cùng một địa điểm có công suất thiết kế quy mô lớn;
  • Cơ sở kinh doanh thực phẩm và có sản xuất thực phẩm với công suất thiết kế nhỏ;
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều loại sản phẩm có quy mô sản xuất sản phẩm lớn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;

Sở Công Thương

  • Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế nhỏ;
  • Cơ sở bán buôn, bán lẻ thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) của thương nhân trên địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chuỗi siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương siêu thị mini;
  • Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh tại cùng một địa điểm có công suất thiết kế nhỏ;
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều loại sản phẩm có quy mô sản xuất sản phẩm nhỏ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản: rau, củ, quả; cà phê; thực phẩm tươi sống; chè; nông sản; muối,..

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Căn cứ khoản 1 Điều 29 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận sẽ gồm những tài liệu sau đây:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (nếu có yêu cầu);
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao);
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm sử dụng dịch vụ Luật Việt An bên cạnh việc cung cấp các tài liệu cần có trong thành phần hồ sơ còn cần lưu ý cung cấp, chuẩn bị một số tài liệu pháp lý sau để hoàn thiện hồ sơ:

  • Thông tin cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm để Luật Việt An có cơ sở soạn thảo Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (nếu có yêu cầu);
  • Bản vẽ sơ đồ mặt bằng của cơ sở; sơ đồ quy trình chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm để Luật Việt An có căn cứ xây dựng Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tiến hành nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tương ứng với loại hình kinh doanh cụ thể của đơn vị theo các hình thức. Hồ sơ có thể được nộp theo một trong các hình thức trực tiếp, gửi qua Fax, E-mail, mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); gửi theo đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền.

  • Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế: Ngõ 135 Núi Trúc, quận Ba Đình, Hà Nội;
  • Bộ Công Thương/Sở Công Thương;
  • Bộ Công thương:  54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (Vụ Khoa học và Công nghệ là cơ quan tiếp nhận);
  • Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Công Thương tại Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh;
  • Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Số 2 Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội.

Bước 3. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý hồ sơ và trả kết quả

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận  an toàn vệ sinh thực phẩm của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ.
  • Sau khi nhận đủ bộ hồ sơ hợp lệ từ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ sở.

Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền trả kết quả

Sau khi xem xét hồ sơ và tiến hành kiểm tra, thẩm định điều kiện cơ sở đề nghị cấp giấy phép, cơ quan có thẩm quyền tiến hành trả kết quả như sau:

  • Thực hiện thẩm tra hồ sơ thẩm định, xếp loại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận trong 07 ngày làm việc từ ngày nhận đủ hồ sơ (nếu cơ sở đã được thẩm định và xếp loại A hoặc B); hoặc tổ chức đi thẩm định thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận nếu đủ điều kiện trong thời hạn 15 ngày làm việc (trường hợp cơ sở chưa được thẩm định, xếp loại);
  • Từ chối cấp giấy phép an toàn thực phẩm và gửi văn bản nêu rõ lý do (cơ sở chưa đạt điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm).
  • Kết quả thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm).

Một số lưu ý

Phí, lệ phí tiến hành thủ tục

Căn cứ Thông tư 67/2021/TT-BTC, lệ phí cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: 150.000đ/lần cấp. Phí thẩm xét hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: 500.000đ/1 lần/ 1 cơ sở.

Phí, lệ phí tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Việc thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ căn cứ theo loại hình sản xuất, kinh doanh:

  • Thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm: 1.000.000 đồng/lần/cơ sở
  • Thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: 700.000 đồng/lần/cơ sở (phục vụ dưới 200 suất ăn); 1.000.000 đồng/lần/cơ sở (phục vụ 200 suất trở lên);
  • Thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm (trừ cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe): 500.000 đồng/lần/cơ sở (đối với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ); 2.500.000 đồng/lần/cơ sở (đối với cơ sở sản xuất khác bao gồm cả cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh).

Thời hạn Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Thời hạn tối đa của giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là 3 năm kể từ ngày được cấp. Trong thời gian giấy chứng nhận còn hiệu lực, các cơ quan quản lý có thẩm quyền của nhà nước sẽ tiến hành các cuộc kiểm tra định kỳ và/hoặc kiểm tra đột xuất.
  • Trước 6 tháng trước khi hết hiệu lực của giấy chứng nhận, doanh nghiệp cần phải gia hạn giấy chứng nhận an toàn thực phẩm bằng cách đăng ký lại và nộp kèm hồ sơ để được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm mới (trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục sản xuất kinh doanh thực phẩm).

Dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Luật Việt An

  • Dịch vụ tư vấn điều kiện xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh;
  • Dịch vụ soạn thảo đơn đề nghị, hoàn thiện bộ hồ sơ xin Giấy chứng nhận;
  • Dịch vụ đại diện cho khách hàng, tiến hành thủ tục xin Giấy chứng nhận tại cơ quan có thẩm quyền;
  • Tư vấn các dịch vụ pháp lý cho khách hàng trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu hỗ trợ dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và các loại Giấy phép khác, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn giấy phép

    Tư vấn giấy phép

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title