Cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến thức ăn

Chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề có vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa, du lịch và an ninh, an toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trong của vệ sinh an toàn thực phẩm, pháp luật có những quy định cụ thể trong việc cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đặc biệt đối với các cơ sở chế biến thức ăn.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Cơ sở pháp lý

  • Luật An toàn thực phẩm năm 2010;
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
  • Nghị định 115/2018/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;
  • Thông tư 17/2023/TT-BYT Sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là loại giấy tờ xác nhận được cấp bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền nhằm chứng minh tính an toàn, đảm bảo vệ sinh của sản phẩm thông qua quá trình qua kiểm tra nghiêm ngặt và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những giấy tờ quan trọng nhất mà công ty hoặc doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần phải có để chứng minh cho khách hàng về chất lượng và an toàn của sản phẩm thực phẩm mình cung cấp.

Khái niệm cơ sở chế biến thức ăn (chế biến thực phẩm)

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010, cơ sở chế biến thực phẩm là những tổ chức thực hiện quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm. Tổ chức kinh doanh ngành này có thể là doanh nghiệp, hộ gia đình, hộ kinh doanh, bếp ăn tập thể hoặc các cơ sở chế biến thực phẩm khác.

Điều kiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến thực phẩm

Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trước hết cơ sở chế biến thực phẩm phải đảm bảo các điều kiện về an toàn thực phẩm. Theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khoẻ, tính mạng con người.

Theo đó, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến thực phẩm được quy định chi tiết tại các Điều 25 Luật An toàn thực phẩm 2010. Cụ thể

  • Bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 19 của Luật này.
  • Quy trình sơ chế, chế biến phải bảo đảm thực phẩm không bị ô nhiễm chéo, tiếp xúc với các yếu tố gây ô nhiễm hoặc độc hại.

Điều 19 Luật An toàn thực phẩm nêu ra các yêu cầu cụ thể đối với cơ sở chế biến thức ăn như:

  • Địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
  • Có đủ lượng nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Các quy định về trang thiết bị phù hợp trong quá trình xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau;
  • Có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
  • Các yêu cầu về hệ thống xử lý chất thải đảm bảo chính sách bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, các cơ sở chế biến thực phẩm phải bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Cùng với đó là các quy định về tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Trường hợp cơ sở chế biến thực phẩm để xuất khẩu thì cần đáp ứng thêm các điều kiện được quy định tại Điều 41 Luật này. Cụ thể, sản phẩm xuất khẩu phải phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với quốc gia, vùng lãnh thổ có liên quan.

Ngoài ra, để được cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở chế biến thực phẩm phải đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật An toàn thực phẩm 2010 và có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định chi tiết tại Điều 34 Luật An toàn thực phẩm 2010.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến thực phẩm

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01, Phụ lục I, Nghị định số 155/2018/NĐ-CP;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở);
  • Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực.
  • Kế hoạch sản xuất kinh doanh
  • Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.
  • Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở.
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở.
  • Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.
  • Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.
  • Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định.

Trình tự cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến thực phẩm

Bước 1

Chuẩn bị các giấy tờ, chứng từ liên quan như giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, kế hoạch sản xuất kinh doanh, các chứng chỉ đào tạo,..

Bước 2

Gửi hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tới cơ quan y tế địa phương hoặc trực tiếp nộp tại cơ quan này.

Bước 3

Cơ quan y tế sẽ tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan y tế có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có quyền hủy hồ sơ.

Bước 4

Cơ quan y tế tiến hành kiểm tra hiện trường để đánh giá môi trường sản xuất, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Cơ quan y tế thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở chế biến. Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở

Bước 5

Sau khi hoàn tất các bước kiểm tra, cơ quan y tế sẽ xử lý thủ tục và ký giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm nếu hồ sơ đầy đủ và đáp ứng yêu cầu.

Bước 6

Sau khi hoàn thành quy trình cấp giấy chứng nhận, cơ quan quản lý sẽ tiến hành xem xét và đánh giá hồ sơ. Cơ quan quản lý sẽ thực hiện việc kiểm tra bổ sung hoặc yêu cầu cung cấp thêm thông tin hoặc tài liệu trong trường hợp cần thiết. Đồng thời, họ cũng có thể tổ chứcmột cuộc kiểm tra tại cơ sở chế biến thực phẩm để đảm bảo rằng hoạt động chế biến tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn.

Bước 7

Nếu hồ sơ của bạn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vệ sinh và an toàn thực phẩm, và sau khi quy trình thanh tra, kiểm tra hoàn tất, cơ quan quản lý sẽ cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiệu lực sử dụng của giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm là 3 năm. Sau khi cấp giấy phép, cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra thêm một lần nữa. Nếu cơ sở vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh sẽ bị thu hồi giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm đã được cấp.

Trên đây là các thông tin cần thiết liên quan đến các quy định về cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến thức ăn. Nếu có bất kì khó khăn vướng mắc trong quá trình làm thủ tục thành lập công ty, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được tư vấn chi tiết!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn giấy phép

    Tư vấn giấy phép

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title