Cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm

Ngày nay, sức khoẻ là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều người trên toàn thế giới. Và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những mối lo ngại vì nó liên quan mật thiết đối với nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của mỗi cá nhân. Do vậy, việc cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm ngày càng được chú trọng và được kiểm soát nghiêm ngặt.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Sau đây, Công ty luật Việt An xin đưa ra các thông tin về vấn đề trên:

Cơ sở pháp lý

  • Luật An toàn thực phẩm năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2018;
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP;
  • Nghị định số 77/2016/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP;
  • Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT quy định về thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT;
  • Thông tư 48/2015/TT-BYT quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;
  • Thông tư 43/2018/TT-BCT quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương.

Khái quát về Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một loại giấy phép mà các chủ thể có hoạt động kinh doanh thực phẩm, sản xuất thực phẩm, cơ sở chế biến,… cần có do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm đảm bảo rằng thực phẩm không gây hại đến sức khoẻ, tính mạng của con người, đồng thời phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về thực phẩm.

Việc được cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm mà nó còn ý nghĩa đối với việc quản lý nhà nước và đặc biệt là người tiêu dùng:

  • Các cơ quan nhà nước có thể dễ dàng quản lý đối với các chủ thể có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cũng như kịp thời xử lý đối với các chủ thể chưa có đủ điều kiện an toàn thực phẩm mà tham gia kinh doanh, sản xuất trên thị trường.
  • Khi có được Giấy chứng nhận, các cơ sở kinh doanh, sản xuất sẽ buộc phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện về an toàn đối với thực phẩm do mình cung cấp, thể hiện sự phòng ngừa và đạo đức nghề nghiệp của các chủ thể thực hiện.
  • Đối với người tiêu dùng thì Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm như một sự bảo đảm, một sự tin tưởng tuyệt đối vào sản phẩm mà cơ sở đó mang đến cho mình.

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật An toàn thực phẩm thì cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

  • Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
  • Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Điều kiện để cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Để được cấp Giấy chứng nhận, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm như đã nêu ở trên;
  • Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Căn cứ vào sản phẩm/dịch vụ về thực phẩm thực tế của doanh nghiệp mà đơn vị cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cũng khác nhau. Hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp giấy phép này bao gồm:

  • Bộ Y tế cấp phép đối với các cơ sở chế biến thức ăn, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống, sản xuất các sản phẩm/ nhóm sản phẩm sau: phụ gia, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm (nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm); thực phẩm chức năng; các vi chất bổ sung vào thực phẩm;…(Quy định tại Phụ lục II – Nghị định 15/2018/NĐ-CP), các cơ quan được trao quyền được quy định cụ thể tại Thông tư 48/2015/TT-BYT như sau:
    • Cục An toàn Thực phẩm: Cung cấp giấy chứng nhận cho những đơn vị kinh doanh thuộc những lĩnh vực thực phẩm chức năng, những chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, những dụng cụ đựng thực phẩm,…
    • Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm: Có thẩm quyền hỗ trợ, quản lý và cấp giấy phép những đơn vị kinh doanh nước đóng chai, những cơ sở nhỏ lẻ sản xuất thực phẩm chức năng, những dịch vụ ăn uống như quán nước, bếp ăn tập thể, nhà hàng khách sạn,…
  • Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cấp phép đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản như: ngũ cốc; thịt; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; Sữa tươi nguyên liệu;… (Quy định tại Phụ lục III – Nghị định 15/2018/NĐ-CP), các cơ quan được trao quyền được quy định cụ thể tại Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT như sau:
    • Sở Nông nghiệpcấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho: các cơ sở sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm đa ngành (từ 02 ngành trở lên) có giấy đăng ký kinh doanh.
    • Cục Thú ycấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho: Các cơ sở nuôi trồng thủy sản tập trung do trung ương quản lý, cơ sở sản xuất giống thủy sản quốc gia, cơ sở nuôi đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh thủy sản, khi cách ly kiểm dịch động vật thuy sản xuất khẩu, nhập khẩu.
    • Chi cục Thú y cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho: Cơ sở kinh doanh, sản xuất các mặt hàng thịt gia cầm gia súc tươi sống, mật ong.
    • Chi cục Bảo Vệ Thực vậtcấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho: Các cơ sở sản xuất kinh doanh rau quả, chè các loại.
    • Chi cục Quản lý Chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sảncấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho: Quản lý các cơ sở kinh doanh sản xuất các nguyên liệu, sản phẩm thủy hải sản các loại.
  • Bộ Công thương thực hiện cấp phép đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, bánh, mứt, kẹo,… (Quy định tại Phụ lục IV – Nghị định 15/2018/NĐ-CP). Bên cạnh đó, Sở Công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng được trao quyền đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy định tại Thông tư 43/2018/TT-BCT.

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 17/2020/NĐ-CP thì hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 01a Mục I quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP;
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo Mẫu số 02a (đối với cơ sở sản xuất), Mẫu số 02b (đối với cơ sở kinh doanh) hoặc cả 2 mẫu trên (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) Mục I tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP;
  • Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe do chủ cơ sở xác nhận hoặc giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Bước 1: Cơ sở gửi Hồ sơ xin Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm về các cơ quan nêu trên.

Bước 2: Trong thời gian 5 ngày làm việc, Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, có văn bản cho cơ sở bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ.

Bước 3: Đối với hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 10 ngày làm việc, các cơ quan đó sẽ có Quyết định thành lập đoàn thẩm định và tổ chức thẩm định tại thực địa.

Đối với cơ sở đủ điều kiện sẽ được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Bước 4:Trả Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.

Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.

Lưu ý: Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.

Dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của Công ty luật Việt An

  • Tư vấn cho khách hàng điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Tiến hành soạn thảo hồ sơ và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Trao đổi, cập nhật thông tin cho khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục;
  • Nhận và trao lại cho khách hàng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về thủ tục cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm. Quý khách có nhu cầu thực hiện thủ tục trên, vui lòng liên hệ đến Luật Việt An để được hỗ trợ hiệu quả nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn giấy phép

    Tư vấn giấy phép

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO