Mẫu hồ sơ cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Các cá nhân, tổ chức hoạt động sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, dịch vụ ăn uống cần thực hiện xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Ngoài ra, đối với các cơ sở sản xuất thực đây cũng là điều kiện quan trọng để các tổ chức, cá nhân tiến hành đăng ký công bố sản phẩm sau này. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều khách hàng đang gặp khó khăn trong việc chuẩn bị mẫu hồ sơ cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đúng theo quy định của pháp luật. Để giải đáp thắc mắc của khách hàng, công ty Luật Việt An xin đưa ra bài viết Mẫu hồ sơ cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sau đây.

Căn cứ pháp lý

  • Luật An toàn thực phẩm năm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2018.
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP và Nghị định Nghị định 85/2019/NĐ-CP.
  • Nghị định 77/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hoá quốc tế, hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương.
  • Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là cơ sở pháp lý quan trọng để xác định một cơ sở có đáp ứng các điều kiện về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Sau khi xem xét hồ sơ cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở nếu xét thấy cơ sở đó đáp ứng đủ các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

Tại sao cần phải cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?

Theo quy định của pháp luật, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ một số trường hợp như:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  • Sơ chế nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
  • Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  • Nhà hàng trong khách sạn;
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Kinh doanh thức ăn đường phố;
  • Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Quy định trên thực chất nhằm giúp các cơ quan nhà nước quản lý việc tổ chức sản xuất, kinh doanh của các cơ sở trên địa bàn, đồng thời, đảm bảo lợi ích, sức khoẻ của người tiêu dùng. Về phía cơ sở sản xuất, kinh doanh, việc có trong tay Giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tạo được sự tin tưởng, ủng hộ của khách hàng, tạo tâm lý an toàn, yên tâm khi họ tiêu dùng, mua những sản phẩm của các cơ sở này.

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo quy định của pháp luật, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm gồm:

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm phải có các thông tin về tên tổ chức, cá nhân, mã số doanh nghiệp, địa chỉ cơ sở và yêu cầu đề nghị được cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
  • Mẫu đơn: mẫu số 01a phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP (áp dụng đối với phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương)

Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm phải có các nội dung về:
  • Thông tin chung: thông tin đại diện cơ sở, địa chỉ cơ sở, mặt hàng và nhân viên của cơ sở.
  • Thông tin về thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ: diện tích, bố trí, kết cấu nhà xưởng, nguồn nước của cơ sở; các loại trang thiết bị, số lượng và thực trạng hoạt động của các trang thiết bị, dụng cụ đó ( thực trạng hoạt động của chúng chia thành các mức độ khác nhau, bao gồm tốt, trung bình, kém)
  • Đánh giá chung về trang thiết bị và cam kết của cơ sở về tính chính xác của các nội dung ghi trong bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ.
  • Mẫu bản thuyết minh: mẫu số 02a phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP (áp dụng với phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương)

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Bước 1: Nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Bước 2: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm của cơ sở; nếu cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện thì tiến hành cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm; trường hợp từ chối cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, trong đó, nêu rõ lý do.
  • Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Tại Điều 35 Luật An toàn thực phẩm quy định: Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. Cụ thể:

  • Danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế được quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.
TT Tên sản phẩm/nhóm sản phẩm Ghi chú
1 Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm (nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm) Trừ nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2 Thực phẩm chức năng
3 Các vi chất bổ sung vào thực phẩm
4 Phụ gia, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
5 Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm Trừ những dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương được sản xuất trong cùng một cơ sở và chỉ để dùng cho các sản phẩm thực phẩm của cơ sở đó
6 Các sản phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

  • Danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

Một số câu hỏi liên quan tới mẫu hồ sơ cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có thời hạn bao lâu?

Theo quy định của pháp luật, Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm có thời hạn sử dụng là 3 năm kể từ ngày cấp.

Trước 6 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp vẫn tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Điều này nhằm đảm bảo các cơ sở ngày vẫn đáp ứng đủ các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?

Đối với lĩnh vực an toàn thực phẩm, Bộ Nông nghiệp sẽ cung cấp Giấy chứng nhận đối với các cơ sở kinh doanh những ngành nghề sau:

  • Sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, muối bao gồm: Quá trình trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác nông, lâm, thủy sản; sản xuất muối.
  • Sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản, rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả, trứng và các sản phẩm từ trứng, sữa tươi nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến đổi gen, muối và các nông sản thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về mẫu hồ sơ cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn giấy phép

    Tư vấn giấy phép

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO