Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được coi là 1 trong những giấy tờ quan trọng nhất của những cơ sở tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, thì giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (hay còn được gọi là Giấy chứng nhận VSATTP) chỉ có hiệu lực một thời hạn nhất định. Vì vậy khi hết thời hạn này các cơ sở cần phải đăng ký lại theo đúng quy định của pháp luật. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ trình bày những vấn đề pháp lý liên quan đến điều kiện cấp lại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các trường hợp cấp lại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Căn cứ theo Điều 37, Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định: “Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh,…”
Ngoài ra Giấy chứng nhận bị mất, bị hỏng; thay đổi địa điểm kinh doanh; thay đổi tên cơ sở, chủ cơ sở cũng có thể xin cấp lại Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Như vậy trong các trường hợp trên tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh phải thực hiện thủ tục đăng ký lại.
Khi nào cần cấp lại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?
Căn cứ pháp lý cấp lại giấy chứng nhận cập nhật hiện nay
Luật An toàn thực phẩm năm 2010, được sửa đổi bổ sung năm 2018
Nghị định 77/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 17/2020/ NĐ-CP
Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 155/2018/NĐ-CP
Thông tư 279/2016/ TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn thực phẩm, được sửa đổi bổ sung bởi thông tư 67/2021/TT-BTC
Để được cấp lại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trước tiên cơ sở phải đáp ứng được những điều kiện của cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Điều kiện chung
Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đã được cấp phép kinh doanh. Cụ thể được quy định tại Điều 24 Nghị định 77/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương như sau:
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định chung tại Mục 2, 3 Chương VI của Nghị định 77/2016/NĐ-CP.
Điều kiện riêng
Căn cứ theo Điều 34 Luật An toàn thực phẩm quy định về các điều kiện các cơ sở được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau: “Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này”. Cụ thể:
Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống được quy định tại Điều 23, 24 Luật An toàn thực phẩm
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống.
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống.
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sơ chế, chế biến thực phẩm, kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến được quy định tại Điều 25, 26, 27 Luật An toàn thực phẩm
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng dùng để chế biến thực phẩm
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống được quy định tại Điều 28,29, 30 Luật An toàn thực phẩm
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản thực phẩm
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố được quy định tại Điều 31, 32, 33 Luật An toàn thực phẩm
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi bày bán thức ăn đường phố
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu, dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm và người kinh doanh thức ăn đường phố
Thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là cơ quan nào?
Điều 35 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 không nêu rõ cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm mà sẽ do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương sẽ quy định cụ thể thẩm quyền cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. Cụ thể như sau:
Khoản 1, Điều 6 Thông tư 43/2018/TT-BCT, quy định về đối tượng được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương có thể kể đến như Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế, Chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm.
Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được phân công như: Ngũ cốc, Thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và các sản phẩm thủy sản,…
Bộ Y tế có trách nhiệm đối với việc cấp hoặc cấp lại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực được phân công, quản lý, có thể kể đến như: Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biên thực phẩm, nước uống đóng chai, thực phẩm chức năng,…
Thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Hồ sơ xin cấp lại giấy lại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Căn cứ theo khoản 2, Điều 37 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nêu rõ: “Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật này.”
Thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Căn cứ theo khoản 2 Điều 36, Luật An toàn thực phẩm 2010, thủ tục cấp lại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:
Một số câu hỏi liên quan
Phí, lệ phí nhà nước là bao nhiêu khi xin cấp lại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?
Căn cứ theo biểu phí trong công tác an toàn thực phẩm tại thông tư 279/2016/ TT-BTC được sửa đổi bổ sung bởi thông tư 67/2021. Lệ phí cấp giấy chứng nhận lần đầu là 150.000 đồng mỗi lần. Trường hợp cần cấp lại hoặc gia hạn giấy chứng nhận là 150.000 đồng mỗi lần. Ngoài ra, tùy vào từng cơ sở kinh doanh khác nhau thì phí thẩm định cũng khác nhau. Ví dụ như:
Phí thẩm định cơ sản xuất nhỏ lẻ có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm: 500.000 đồng/lần/cơ sở.
Thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm hơn 200 suất ăn: 1.000.000 đồng/lần/cơ sở.
Thời hạn của giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1, Điều 37, Luật An toàn thực phẩm 2010 đã nêu rõ: “Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm”. Trong thời gian giấy chứng nhận còn hiệu lực, các cơ quan quản lý có thẩm quyền của nhà nước sẽ tiến hành các cuộc kiểm tra định kỳ và/hoặc kiểm tra đột xuất.
Thời hạn giải quyết hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là bao lâu?
20 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ, gồm:
15 ngày làm việc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ sở
Chi cục an toàn vệ sing thực phẩm cấp giấy chứng nhận cho cơ sở trong thời gian 05 ngày
Dịch vụ tư vấn cấp lại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trọn gói của Luật Việt An
Tư vấn xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
Giúp khách hàng soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
Tư vấn điều kiện, thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
Hỗ trợ khách hàng trong việc soạn thảo hồ sơ trên;
Gói tư vấn thường xuyên cho các cơ sở kinh doanh cần giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Quý khách có nhu cầu tư vấn cấp lại Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc sử dụng dịch vụ tư vấn khác, vui lòng liên hệ đến Luật Việt An để được tư vấn hiệu quả, nhanh chóng và chi tiết nhất.