Dịch vụ quyết toán thuế cho doanh nghiệp chấm dứt hoạt động

Quyết toán thuế là một thủ tục pháp lý bắt buộc đối với doanh nghiệp khi giải thể. Thực hiện quyết toán thuế khi giải thể công ty nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về thuế, chấm dứt các nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp. Khi tiến hành giải thể công ty nhiều công ty còn bỡ ngỡ về thủ tục quyết toán thuế. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật – Đại lý thuế Việt An sẽ trình bày những nội dung pháp lý có liên quan đến dịch vụ quyết toán thuế cho doanh nghiệp khi chấm dứt hợp đồng.

Dịch vụ quyết toán thuế

Cơ sở pháp lý

  • Luật Quản lý thuế 2019;
  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 126/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 91/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.

Quyết toán thuế là gì?

Theo quy định tại Khoản 10 Điều 3 Luật Quản lý thuế năm 2019, khai quyết toán thuế là việc xác định số tiền thuế phải nộp của năm tính thuế hoặc thời gian từ đầu năm tính thuế đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc thời gian từ khi phát sinh đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

Do đó, quyết toán thuế khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động là việc doanh nghiệp xác định các khoản thuế cần phải nộp của thời gian từ đầu năm tính thuế đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế. Quyết toán thuế khi giải thể công ty bao gồm quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Các loại thuế công ty cần quyết toán khi chấm dứt hoạt động

Khi giải thể, doanh nghiệp phải thực hiện quyết toán các loại thuế với cơ quan thuế từ khi thành lập đến thời điểm có quyết định giải thể doanh nghiệp bao gồm:

  • Thuế giá trị gia tăng: là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
  • Thuế thu nhập cá nhân: có thể được hiểu là một loại thuế trực thu, được đánh vào một số cá nhân có thu nhập cao.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: là một loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào khoản thu nhập doanh nghiệp phải chịu thuế. Thuế TNDN bao gồm các khoản thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và các loại thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Công ty cần làm những gì khi quyết toán thuế để giải thể?

Pháp luật quy định doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Khi quyết toán thuế để giải thể, doanh nghiệp phải:

  • Xử lý hết công nợ bao gồm cả thu nợ và trả nợ. Thanh lý tài sản cố định, hợp đồng lao động, đóng tài khoản ngân hàng mà doanh nghiệp đứng tên;
  • Doanh nghiệp cần báo giảm lao động và chốt sổ BHXH;
  • Gửi văn bản tới cơ quan thuế để đề nghị việc kiểm tra quyết toán thuế cho đơn vị mình tại cơ quan quản lý thuế;
  • Tiến hành quyết toán những khoản thuế phát sinh trong quá trình hoạt động và trong quá trình quyết toán thuế, các khoản thuế, đóng mã số thuế để hoàn tất thủ tục quyết toán;
  • Sau khi thực hiện các công việc trên thì doanh nghiệp giải thể sẽ làm thủ tục quyết toán thuế và đóng mã số thuế.

Hồ sơ quyết toán thuế

Hồ sơ quyết toán thuế đối với công ty giải thể được quy định tại Điều 43 Luật Quản lý thuế năm 2019 bao gồm:

  • Tờ khai quyết toán thuế;
  • Báo cáo tài chính đến thời điểm giải thể công ty;
  • Tài liệu khác có liên quan đến quyết toán thuế;
  • Giấy ủy quyền cho Đại lý thuế Việt An thực hiện quyết toán thuế khi công ty giải thể.

Trong đó, các loại thuế, khoản thu phải khai quyết toán thuế đến thời điểm giải thể được quy định trong Khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 91/2022/NĐ-CP. Hồ sơ, mẫu biểu của các loại thuế và khoản phải thu này được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 91/2022/NĐ-CP. Cụ thể, đối với hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp:

Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương thức doanh thu – chi phí bao gồm:

  • Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN;
  • Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số 03-1A/TNDN (sản xuất, thương mại, dịch vụ, trừ công ty an ninh, quốc phòng), 03-1B/TNDN (ngân hàng, tín dụng), 03-1C/TNDN (công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán);
  • Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu 03-2/TNDN;
  • Một số phụ lục khác tùy theo ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp tỷ lệ trên doanh thu bao gồm:

  • Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 04/TNDN;
  • Báo cáo tài chính năm theo quy định của pháp luật về kế toán và pháp luật về kiểm toán độc lập (trừ trường hợp không phải lập báo cáo tài chính theo quy định).

Ngoài ra hồ sơ quyết toán thuế còn bao gồm các giấy tờ liên quan đến thuế thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và một số khoản thu khác tùy theo ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh. Hồ sơ, mẫu biểu của các loại thuế và khoản phải thu này cũng được quy định chi tiết tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 91/2022/NĐ-CP.

Một số câu hỏi liên quan đến quyết toán thuế cho doanh nghiệp khi chấm dứt hợp đồng

Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế khi giải thể doanh nghiệp

Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế khi giải thể doanh nghiệp được quy định tại Điều 44 Luật Quản lý thuế năm 2019 chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày xảy ra việc giải thể doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp doanh nghiệp có thể gia hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế, cụ thể: nếu người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng thời hạn do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ thì thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp gia hạn nộp hồ sơ khai thuế 60 ngày đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế.

Trong trường hợp này, người nộp thuế phải gửi đến cơ quan thuế văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế trước khi hết thời hạn nộp trong đó nêu rõ lý do đề nghị gia hạn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn nơi phát sinh trường hợp được gia hạn.

Thứ tự thanh toán khoản nợ của doanh nghiệp giải thể được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán thứ tự ưu tiên khi giải thể như sau:

  • Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
  • Nợ thuế;
  • Các khoản nợ khác.

Trường hợp nào được miễn thuế khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động?

Trong một số trường hợp pháp luật quy định công ty giải thể không phải thực hiện quyết toán thuế. Theo Điều 110 Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định các trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động mà không phải thực hiện quyết toán thuế gồm:

  • Người nộp thuế thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện chấm dứt hoạt động;
  • Người nộp thuế chấm dứt hoạt động nhưng kể từ thời điểm thành lập đến thời điểm chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp không phát sinh doanh thu, chưa sử dụng hóa đơn.

Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động mà không quyết toán thuế có thể bị xử lý ra sao?

Việc phát sinh thuế phải nộp mà doanh nghiệp không thực hiện nộp khi chấm dứt hoạt động có thể cấu thành hành vi trốn thuế bị xử phạt hành chính theo Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP. Trường hợp cấu thành tội phạm với mức độ hành vi gây thiệt hại lớn cho ngân sách nhà nước, doanh nghiệp có thể bị xử lý hình sự theo Điều 200 (Tội trốn thuế) của Bộ luật Hình sự 2015.

Dịch vụ quyết toán thuế cho doanh nghiệp chấm dứt hoạt động của Công ty Luật – Đại lý thuế Việt An

  • Tư vấn các quy định pháp luật thuế nói chung và quyết toán thuế khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động nói riêng;
  • Tư vấn các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về quyết toán thuế khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động;
  • Thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân khi có sự ủy quyền của khách hàng, bao gồm: chuẩn bị, hoàn thiện và nộp hồ sơ quyết toán tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
  • Thực hiện các dịch vụ liên quan đến quyết toán thuế khác khi khách hàng có nhu cầu.

Quý khách hàng có thắc mắc hoặc có nhu cầu liên quan đến dịch vụ quyết toán thuế cho doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật – Đại lý thuế Việt An để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!

Bài viết được cập nhật đến tháng 4/2024, bất kỳ sự thay đổi về pháp luật nào chưa được cập nhật, vui lòng liên hệ đến Luật Việt An để được hỗ trợ.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Dịch vụ kế toán thuế

    Dịch vụ kế toán thuế

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO