Theo Khoản 1 điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hay bù đắp một phần thu nhập của người lao dộng khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Tham gia Bảo hiểm xã hội là quyền, đồng thời là nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động. Vì vậy, các đơn vị cần nắm rõ những quy định về Luật Bảo hiểm xã hội để bảo đảm quyền và lợi ích của đơn vị sử dụng lao động và người lao động. Cụ thể, trong trường hợp tăng, giảm bảo hiểm xã hội, đơn vị sử dụng lao động cần thực hiện những thủ tục cần thiết để thông báo với cơ quan BHXH khi có sự thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội. Sau đây, mời quý doanh nghiệp cùng Đại lý thuế Việt An tìm hiểu các thức thực hiện quy định trình này một cách hiệu quả và đáng tin cậy.
Trường hợp áp dụng thủ tục báo tăng, báo giảm bảo hiểm xã hội
Thủ tục báo tăng, giảm bảo hiểm xã hội áp dụng với các trường hợp sau:
Tăng mới lao động
Báo giảm lao động đối với các trường hợp lao động chuyển đi, nghỉ việc, chám dứt hợp đông lao động, hợp đồng làm việc
Báo giảm do nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (hưu trí, bảo lưu, ốm đau, thai sản)
Báo giảm do nghỉ không lương, tạm hoãn hợp đồng lao động, ngừng việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng
Thủ tục báo tăng, báo giảm bảo hiểm xã hội là thủ tục cần thiết trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hôi mà doanh nghiệp hay đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện.
Doanh nghiệp cần báo tăng bảo hiểm xã hội khi:
Doanh nghiệp cần báo giảm bảo hiểm xã hội khi:
Thành phần hồ sơ báo tăng báo giảm bảo hiểm xã hội
Hồ sơ điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội cần chuẩn bị theo quy định tại Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 (được sửa sổi, bổ sung bởi khoản 16 Điều 2 Quyết định 490/QĐ-BHXH năm 2023 bao gồm:
Đối với Người lao động
Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)
Đối với đơn vị sử dụng lao động
Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS)
Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-LT)
Trình tự thực hiện cách báo tăng báo giảm BHXH
Trình tự thực hiện báo tăng báo giảm đã được cụ thể hóa để giúp các đơn vị thực hiện các thủ tục pháp lý đơn giản và nhanh chóng hơn. Cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Đối với người lao động:
Trường hợp đã có mã số BHXH thì cung cấp mã số BHXH cho đơn vị
Trường hợp chưa có mã số BHXH, người lao động cần bổ sung và lập tờ khai theo mẫu TK1-TS
Đối với đơn vị sử dụng lao động:
Lập Mẫu D02-LT
Lập Mẫu TK3-TS
Bước 2: Nộp hồ sơ
Đơn vị sử dụng lao động có thể lựa chọn một trong các hình thức nộp hồ sơ sau đây:
Lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia
Qua Bưu chính
Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp
Bước 3: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan BHXH sẽ tiếp nhận hồ sơ của đơn vị sử dụng lao động và tiến hành xem xét yêu cầu báo tăng, báo giảm bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp
Bước 4: Đơn vị nhận kết quả đã giải quyết
Đơn vị sử dụng lao động sẽ được nhận kết quả giải quyết theo hình thức đã đăng ký trước đó. Việc này sẽ giúp cho quy định tiếp nhận trở nên linh hoạt, hiệu quả và tiện lợi hơn.
Thời hạn giải quyết yêu cầu báo tăng, báo giảm BHXH
Với trường hợp điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH: Không quá 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Với trường hợp khác: Không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Kết quả giải quyết yêu cầu báo tăng, báo giảm BHXH
Trường hợp tăng, giảm lao động tham gia BHXH: tiến hành cấp sổ HBXH
Trường hợp điều chỉnh tăng, giảm tiền lương đã đóng BHXH: Cơ quan BHXH ghi nhân kết quả vào cơ sở dữ liệu
Thời hạn báo tăng, báo giảm BHXH
Thời hạn báo tăng Bảo hiểm xã hội
Theo Điểm a khoản 1 Điều 90 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nêu rõ: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH. Như vậy trong trường hợp có tăng lao động đóng BHXH thì người sử dụng lao động phải thực hiện báo tăng với cơ quan BHXH trong vòng 30 ngày kể từ ngày phát sinh
Thời hạn báo giảm Bảo hiểm xã hội
Theo điểm 2.1 khoản 2 Điều 50 Quyết định 595/QĐ-BHXH có nêu, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chận và thẻ BHYT có giá triwj sử dụng đến hết các tháng đó. Đồng thời, theo điểm 10.3 mục 10 Công văn số 1734/BHXH-QLT: Khi có phát sinh giảm thì đơn vị báo giảm từ ngày 01 tháng sau, tuy nhiên phải đóng BHYT của tháng sau. Trường hợp không đóng bổ sung giá trị thẻ tháng sau thì đơn vị có thể lập hồ sơ báo giảm tháng sau bắt đầu từ ngày 28 tháng trước nhưng sau khi báo giảm thì không được báo phát sinh tháng trước.
Quý khách hàng có bất kỳ khó khăn hoặc câu hỏi liên quan đến dịch vụ báo tăng, báo giảm BHXH,vui lòng liên hệ Đại lý thuế Việt An để được luật sư tư vấn cụ thể nhất.