Dịch vụ xin Giấy phép sửa chữa nhà tại Hồ Chí Minh

Trước khi tiến hành sửa chữa nhà, vấn đề cần quan tâm là tìm hiểu về thủ tục xin cấp phép sửa chữa nhà theo đúng quy trình và quy định của pháp luật. Trên thực tế, dù đất đai là tài sản cá nhân nhưng vẫn thuộc về chính quyền, nếu quý khách hàng đang sinh sống tại Hồ Chí Minh, quý khách hàng phải tuân thủ đúng trình tự thủ tục xin sửa chữa nhà ở Hồ Chí Minh. Bài viết dưới đây của Luật Việt An sẽ cung cấp những thông tin về dịch vụ xin giấy phép sửa chữa nhà tại Hồ Chí Minh theo quy định của pháp luật.

Giấy phép sửa chữa nhà

Cơ sở pháp lý

  • Luật Nhà ở 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020;
  • Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 35/2023/NĐ-CP;
  • Nghị quyết 18/2017/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
  • Thông tư số 07/LB/TT của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Tổng cục Quản lý ruộng đất, Ủy ban Vật giá Nhà nước: Thông tư hướng dẫn việc phân loại các hạng nhà, hạng đất và định giá Thuế Nhà, Đất.

Giấy phép sửa chữa nhà là gì?

Giấy phép sửa chữa nhà trong quy định pháp luật được gọi là Giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân để sửa chữa, cải tạo công trình.

Phân loại nhà ở

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 3 Luật Nhà ở 2014, nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.

Căn cứ theo Thông tư số 07/LB/TT, nhà được phân thành 6 loại: biệt thự, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV và nhà tạm theo các tiêu chuẩn sau đây:

  • Biệt thự: ngôi nhà riêng biệt, có sân vườn, hàng rào bao quanh; kết cấu chịu lực khung, sàn, tường bằng bê tông cốt thép hoặc tường gạch; bao che nhà và tường ngăn cách các phòng bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch; mái bằng hoặc mái ngói, có hệ thống cách âm và cách nhiệt tốt; vật liệu hoàn thiện trong và ngoài nhà tốt; tiện nghi sinh hoạt đầy đủ tiện dùng, chất lượng tốt; số tầng không hạn chế, nhưng mỗi tầng phải có ít nhất 2 phòng để ở;
  • Nhà cấp 1: kết cấu chịu lực bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch có niên hạn sử dụng quy định trên 80 năm; bao che nhà và tường ngăn cách các phòng bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch; mái bằng bê tông cốt thép hoặc lợp ngói, có hệ thống cách nhiệt tốt; vật liệu hoàn thiện trong và ngoài nhà tốt; tiện nghi sinh hoạt đầy đủ, tiện lợi, không hạn chế số tầng;
  • Nhà cấp 2: kết cấu chịu lực bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch có niên hạn sử dụng quy định trên 70 năm; bao che nhà và tường ngăn cách các phòng bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch; mái bằng bê tông cốt thép, mái ngói hoặc xi măng; vật liệu hoàn thiện trong ngoài nhà tương đối tốt; tiện nghi sinh hoạt đầy đủ; số tầng không hạn chế;
  • Nhà cấp 3: kết cấu chịu lực kết hợp giữa bê tông cốt thép và xây gạch hoặc xây gạch. niên hạn sử dụng trên 40 năm; bao che nhà và tường ngăn bằng gạch; mái ngói hoặc xi măng; vật liệu hoàn thiện bằng vật liệu phổ thông; tiện nghi sinh hoạt bình thường, tiện nghi sinh hoạt bình thường; nhà cao tối đa là 2 tầng;
  • Nhà cấp 4: kết cấu chịu lực bằng gạch, gỗ. niên hạn sử dụng tối đa 30 năm; tường bao che và tường ngăn bằng gạch; mái ngói hoặc xi măng; vật liệu hoàn thiện chất lượng thấp; tiện nghi sinh hoạt thấp;
  • Nhà tạm: kết cấu chịu lực bằng gỗ, tre, vầu; bao quanh toocxi, tường đất; lợp lá, rạ; tiện nghi, điều kiện sinh hoạt thấp.

Những trường hợp phải xin cấp giấy phép sửa chữa nhà

Trong trường hợp ngôi nhà xuống cấp quá trầm trọng, diện tích nhà lại quá nhỏ không đủ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các thành viên trong gia đình thì chủ nhà Những trường hợp bắt buộc phải xin cấp giấy phép sửa chữa nhà gồm:

  • Trường hợp 1: Sửa nhà có thay đổi kết cấu chịu lực, sửa chữa có thay đổi kết cấu hệ khung sườn của ngôi nhà như đúc mới thêm cầu thang hoặc đập cầu thang xương cá cũ để đúc cầu thang mới dạng bản; đúc thêm cột; đúc thêm sàn, nâng thêm tầng; …
  • Trường hợp 2: Sửa nhà không thay đổi kết cấu chịu lực, sửa chữa không thay đổi kết cấu hệ ngôi nhà như xây ngăn phòng, xây lại hộp gen; đập wc cũ xây lại wc mới; nâng nền, ốp lát gạch lại, lăn sơn nước; thay hệ thống ống nước, thay mới, sửa chữa hệ thống điện, chiếu sáng; …

Thẩm quyền cấp giấy phép sửa chữa nhà tại Hồ Chí Minh

Ủy ban nhân dân của quận/huyện nơi quý khách đang sinh sống tại Hồ Chí Minh có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và cấp giấy phép xây dựng nhà.

Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép sửa chữa nhà tại Hồ Chí Minh

Để được cấp Giấy phép sửa chữa nhà tại Hồ Chí Minh, cá nhân, tổ chức cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp huyện; địa phương tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả các thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện.

Căn cứ theo Điều 46, 47 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, hồ sơ xin cấp giấy phép sửa chữa nhà tại Hồ Chí Minh bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ theo Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định 15/2021/NĐ-CP;
  • Một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ theo quy định của pháp luật (ví dụ như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở);
  • Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (kích thước tối thiểu 10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo;
  • Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo nhà ở riêng lẻ: Bộ bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy kèm theo bản vẽ thẩm duyệt trong trường hợp pháp luật về phòng cháy và chữa cháy có yêu cầu; báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp pháp luật về xây dựng có yêu cầu, gồm:
  • Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
  • Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình;
  • Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp nước, thoát nước, cấp điện;
  • Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo.

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì sẽ ghi giấy biên nhận hồ sơ;
  • Trường hợp hồ sơ chưa đủ, không hợp lệ thì hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa.

Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

  • Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo;
  • Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép;
  • Trường hợp hồ sơ đáp ứng được yêu cầu thì ra quyết định cấp giấy phép cho chủ đầu tư.

Bước 4: Trả kết quả

Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, quý khách hàng sẽ nhận được Giấy phép xin sửa nhà theo quy định của pháp luật.

Theo Nghị quyết 18/2017/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, lệ phí xin cấp giấy phép sửa chữa nhà ở tại Hồ Chí Minh: 75.000/Giấy phép (chưa bao gồm các khoản phí dịch vụ, phí dịch thuật, hồ sơ, công chứng và các giấy tờ khác).

Dịch vụ xin cấp giấy phép sửa chữa nhà tại Hồ Chí Minh của Luật Việt An

  • Tư vấn dịch vụ xin giấy phép sửa chữa nhà;
  • Soạn thảo, hoàn thiện các hồ sơ và trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền liên quan đến dịch vụ xin giấy phép sửa chữa nhà;
  • Theo dõi, thay mặt khách hàng bổ sung giấy tờ khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền trong quá trình làm thủ tục;
  • Nhận kết quả và bàn giao giấy phép đến cho khách hàng theo hợp đồng;
  • Hỗ trợ, tư vấn pháp lý thường xuyên cho khách hàng sau khi nhận giấy phép.

Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hoặc có nhu cầu hỗ trợ về dịch vụ xin giấy phép sửa chữa nhà tại Hồ Chí Minh, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn giấy phép

    Tư vấn giấy phép

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO