Điều kiện mở phòng khám đa khoa

Hiện nay, nhu cầu an sinh xã hội tăng, rất nhiều các phòng khám đa khoa được mở ra và để đi vào hoạt động các phòng khám đa khoa phải được thành lập theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy phép hoạt động. Theo đó, để được cấp phép hoạt động các phòng khám đa khoa cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ trình bày những nội dung pháp lý có liên quan điều kiện để mở phòng khám đa khoa.

Thủ tục mở phòng khám

Cơ sở pháp lý

  • Nghị định 96/2023/NĐ – CP quy định chi tiết một số điều của luật khám bệnh, chữa bệnh.

Điều kiện chung để mở phòng khám đa khoa

Quy mô, cơ cấu tổ chức phòng khám đa khoa

Theo Nghị định 96/2023/NĐ – CP ngoài việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện chung được quy định tại Điều 40 thì theo Điều 42 của nghị định để được cấp giấy phép hoạt động, các phòng khám đa khoa cần đáp ứng thêm các điều kiện về quy mô, tổ chức phòng khám như sau:

  • Phải có từ ba chuyên khoa trở lên trong đó có tối thiểu 2 trong 4 chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi;
  • Có bộ phận cận lâm sàng như xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh; có phòng cấp cứu, phòng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu) và phòng lưu người bệnh;
  • Trong trường hợp phòng khám đa khoa đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng với hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo Điều 39 của nghị định (trừ hình thức tổ chức bệnh viện) thì được bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn tương ứng với hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.

Cơ sở vật chất

Theo Điều 40 Nghị định 96/2023/NĐ – CP quy định để mở phòng khám đa khoa cần đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở vật chất như sau:

  • Địa điểm cố định (trừ các trường hợp tổ chức khám, chữa bệnh lưu động), tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình, đảm bảo đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa, vệ sinh;
  • Có biển hiệu, sơ đồ và biển chỉ dẫn đến các khoa, phòng, bộ phận chuyên môn, hành chính;
  • Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, an toàn chịu lực, phòng cháy và chữa cháy, xử lý chất thải y tế theo quy định của pháp luật;
  • Đảm bảo đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.

Ngoài việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên theo quy định, phòng khám đa khoa phải đáp ứng các yêu cầu về diện tích theo Nghị định 96/2023/NĐ – CP như sau:

  • Phòng cấp cứu có diện tích tối thiểu 12m2;
  • Phòng lưu người bệnh có diện tích tối thiểu 15m2, có tối thiểu từ 2 giường lưu trở lên, nếu có từ 3 giường lưu trở lên thì diện tích phải đảm bảo tối thiểu 5m2 trên một giường bệnh;
  • Các phòng khám chuyên khoa có diện tích tối thiểu 10m2;
  • Trường hợp có thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật thì ngoài phòng khám chuyên khoa phải có thêm phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật có diện tích tối thiểu 10m2, nếu có thực hiện kỹ thuật vận động trị liệu thì phải đảm bảo diện tích phòng tối thiểu 20m2.

Lưu ý: Cần có khu vực tiệt khuẩn để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại (trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt khuẩn lại hoặc có hợp đồng để tiệt khuẩn dụng cụ với cơ sở khám, chữa bệnh khác). Trường hợp thực hiện chế biến, bào chế thuốc cổ truyền phải phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế.

Yêu cầu trang thiết bị y tế

Các phòng khám đa khoa cần đáp ứng các tiêu chuẩn trang thiết bị y tế, cụ thể như sau:

  • Có đầy đủ các thiết bị y tế phù hợp với danh mục chuyên môn kỹ thuật và phạm vi hoạt động đã đăng ký;
  • Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuộc cấp cứu chuyên khoa;
  • Nếu phòng khám đa khoa có chức năng khám và điều trị bệnh nghề nghiệp thì ít nhất phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa.

Điều kiện nhân sự phòng khám

Tại Nghị định 96/2023/NĐ – CP quy định các điều kiện về nhân sự đối với phòng khám đa khoa như sau:

  • Đảm bảo số lượng người hành nghề theo quy mô, danh mục kỹ thuật và đạt tỷ lệ người hành nghề theo quy định của Bộ Y tế (bao gồm cả người hành nghề đã được cơ quan cấp phép thuộc lực lượng vũ trang nhân dân cấp giấy phép hành nghề nhưng không tiếp tục làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân và vẫn tiếp tục sử dụng giấy phép hành nghề đã được cấp);
  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là người hành nghề toàn thời gian của cơ sở và có phạm vi hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở, có thời gian hành nghề tối thiểu 36 tháng (trừ khi người hành nghề có chức danh là lương y, người có bài thuộc hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền);
  • Trường hợp cơ sở khám chữa bệnh có nhiều chuyên khoa thì giấy phép hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải có phạm vi hành nghề phù hợp với chuyên khoa đã đã đăng ký;
  • Người hành nghề phải được phân công đúng phạm vi hành và được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Kỹ thuật y với phạm vi hành nghề xét nghiệm y học có trình độ đại học được đọc và ký kết quả xét nghiệm. Trường hợp cơ sở khám chữa bệnh không có người hành nghề đã được cấp giấy phép hành nghề với các chức danh là bác sĩ chuyên khoa xét nghiệm y học hoặc kỹ thuật y với phạm vi hành nghề xét nghiệm y học có trình độ đại học thì bác sĩ chỉ định xét nghiệm đọc và ký kết quả xét nghiệm (tương tự đối với kỹ thuật y với phạm vi hành nghề hình ảnh y học);
  • Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám chữa bệnh nhưng không cần phải cấp giấy phép hành nghề theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện các hoạt động chuyên môn theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh, việc phân công phải phù hợp với văn bằng chuyên môn và khả năng của người đó;
  • Trong trường hợp người hành nghề là giảng viên của cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe đồng thời làm việc tại cơ sở khám chữa bệnh là cơ sở thực hành của cơ sở đào tạo đó thì được kiêm nhiệm làm lãnh đạo các khoa, bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Điều kiện đối với cơ sở khám sức khỏe

Theo Điều 40 Nghị định 96/2023/NĐ – CP quy định các cơ sở có tổ chức hoạt động khám sức khỏe ngoài việc phải được tổ chức theo hình thức phòng khám đa khoa thì cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có đủ các bộ phận khám lâm sàng, cận lâm sàng, nhân lực và thiết bị y tế cần thiết để khám, phát hiện được tình trạng sức khỏe theo tiêu chuẩn và mẫu phiếu khám sức khỏe được ban hành kèm theo các văn bản hướng dẫn khám sức khỏe;
  • Bảo đảm liên thông dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe với Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế hoặc cổng tiếp nhận dữ liệu Hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế.

Dịch vụ tư vấn điều kiện mở phòng khám đa khoa của Luật Việt An

  • Tư vấn điều kiện để mở phòng khám đa khoa;
  • Hướng dẫn soạn thảo hồ sơ xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phòng khám đa khoa và các giấy phép hành nghề khám, chữa bệnh liên quan;
  • Hướng dẫn các thủ tục, điều kiện để xin cấp giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa;
  • Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh cho phòng khám đa khoa đáp ứng quy định pháp luật hiện hành.

Quý khách hàng có thắc mắc hoặc có nhu cầu về mặt pháp lý liên quan đến điều kiện mở phòng khám đa khoa, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn giấy phép

    Tư vấn giấy phép

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO