Là một quốc gia có nhiều lợi thế và tiềm năng cho sự phát triển trong lĩnh vực thủy hải sản vậy nên có rất nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nước có mong muốn thành lập kinh doanh trong lĩnh vực này. Hiểu được điều này, Luật Việt An xin cung cấp cho quý khách một vài thông tin về điều kiện thành lập công ty khai thác thủy sản tại Việt Nam thông qua nội dung bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý
Hiệp định EVFTA, CPTPP, ACIA
Luật Doanh nghiệp 2020;
Luật Đầu tư 2020;
Luật Thủy sản 2017;
Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Nghị định 11/2021/NĐ-CP quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển;
Nghị định 66/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm định thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm, được sửa đổi bổ sung tại từng thời điểm.
Thế nào là khai thác thủy sản?
Theo khoản 18 Điều 3 Luật Thủy sản năm 2017 thì khai thác thủy sản là hoạt động đánh bắt hoặc hoạt động cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản
Nhà đầu tư nước ngoài có được kinh doanh dịch vụ khai thác thủy sản không?
Quy định tại EVFTA
Phụ lục 8-B: chưa cam kết đối với lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng thủy sản;
Phụ lục 8-C quy định Việt Nam có thể ban hành hoặc duy trì bất kỳ biện pháp liên quan đến hoạt động của một doanh với điều kiện biện pháp đó không trái với các cam kết nêu tại Phụ lục 8-B (Biểu cam kết cụ thể cua Việt Nam) đối với ngành, phân ngành thủy sản và nuôi trồng thủy sản.
Quy định tại CPTPP
Phụ lục NCM II-VN-29: Thủy hải sản
Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng và duy trì bất kỳ biện pháp nào liên quan đến hoạt động thủy hải sản trong vùng nước thuộc chủ quyền và tài phán của Việt Nam như quy định trong Công ước biển của Liên hợp quốc năm 1982.
Việt Nam không cấp giấy phép đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực:
Đánh bắt cá biển và nước ngọt;
Khai thác san hô và ngọc trai tự nhiên.
Phụ lục NCM II – Tiểu phụ lục A
Việt Nam chỉ không hạn chế đối với dịch vụ tư vấn chuyên biệt liên quan đến cá nước ngọt và nước mặn, dịch vụ nhân giống
Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư nuôi trồng thủy sản trên biển chứ không thể đánh bắt.
Dựa trên một số hiệp định trên, có thể thấy tại thời điểm ký kết, Việt Nam chưa cam kết mở cửa đối với ngành dịch vụ khai thác thủy sản. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng nhà đầu tư nước ngoài không được thành lập doanh nghiệp khai thác thủy sản tại Việt Nam mà chỉ là sẽ cho phép Việt Nam tự do đưa ra những điều kiện mà nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải đáp ứng nếu muốn kinh doanh dịch vụ này trong thị trường Việt Nam.
Cả nhà đầu tư trong và ngoài nước nếu muốn được thành lập công ty khai thác thủy sản thì đều cần phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, so với nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài sẽ cần có thêm một Giấy chứng nhận là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài
Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhan.
Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư. và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.
Văn bản chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư:
Đối với nhà đầu tư là tổ chức: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư. Hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ. Hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính. Hoặc bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư. Hoặc tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
Hợp đồng thuê trụ sở, Giấy tờ chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản của bên cho thuê hoặc các giấy tờ tương đương).
Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
Số lượng hồ sơ: Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư nhà đầu tư thực hiện như sau:
Kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài
Trước khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư.
Sau khi Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận hồ sơ, nhà đầu tư được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để theo dõi tình hình xử lý hồ sơ.
Cơ quan đăng ký đầu tư sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ đăng ký đầu tư, cập nhật tình hình xử lý hồ sơ và cấp mã số cho dự án đầu tư.
Nộp hồ sơ trực tiếp cấp giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư
Nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại cơ quan đăng ký đầu tư theo thẩm quyền như sau:
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính:
Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tại những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.
Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Dự án đầu tư thực hiện đồng thời ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.
Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính
Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 05 ngày làm việc nếu dự án đầu tư cần chấp thuận chủ trường đầu tư, 15 ngày làm việc đối với dự án không cần chấp thuận chủ trương đầu tư.
Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (thủ tục dành cho cả nhà đầu tư trong và ngoài nước)
Hồ sơ gồm:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
Điều lệ công ty;
Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực sau:
Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
Về ngành nghề kinh doanh Quý khách hàng có thể tham khảo một số ngành nghề kinh doanh sau
Stt
Tên ngành nghề
Mã ngành
1.
Khai thác thủy sản biển
0311
2.
Khai thác thủy sản nội địa
0312
3.
Nuôi trồng thủy sản biển
0321
4.
Nuôi trồng thủy sản nội địa
0322
5.
Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt
1010
6.
Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản
1020
Bước 5: Khắc dấu công ty
Doanh nghiệp tự quyết định mẫu dấu và quản lý con dấu của mình.
Thủ tục cần thực hiện sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Treo biển tại trụ sở công ty.
Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, thông báo tài khoản ngân hàng với Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh.
Đăng ký chữ ký số điện tử.
Phát hành hóa đơn.
Kê khai và nộp thuế môn bài
Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.
Lưu ý điều kiều kiện thành lập công ty khai thác thủy sản
Thuyền trưởng, máy trưởng có bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng tư đối với tàu cá từ 400 CV trở lên; hạng năm đối với tàu cá từ 90 CV đến dưới 400 CV; hạng nhỏ đối với tàu cá từ 20 CV đến dưới 90 CV.
Có tàu cá được cơ quan đăng kiểm tàu cá chứng nhận đủ điều kiện an toàn kỹ thuật đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 m trở lên không lắp máy hoặc có lắp máy mà tổng công suất máy chính từ 20 CV trở lên.
Trên đây là thông tin cơ bản về điều kiện thành lập công ty khai thác thủy sản. Quý khách hàng có nhu cầu thành lập công ty, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được cung cấp dịch vụ tốt nhất.