Điều kiện thành lập công ty kiểm toán

Công ty kiểm toán là loại hình doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây xuất phát từ mong muốn có một đơn vị độc lập cung cấp dịch vụ kiểm toán nhằm minh bạch thông tin, số liệu tài chính. Tuy nhiên để có thể thành lập và cung cấp dịch vụ kiểm toán, doanh nghiệp cần đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật quy định. Vậy điều kiện thành lập công ty kiểm toán là gì? Thủ tục thành lập công ty kiểm toán như thế nào? Tại bài viết dưới đây Công ty Luật Việt An sẽ đi cung cấp cụ thể cho Quý khách hàng những thông tin liên quan đến các vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý

  • Biểu cam kết Việt Nam trong WTO;
  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Luật Kiểm toán độc lập 2011;
  • Nghị định 17/2012/NĐ-CP.

Khái niệm dịch vụ kiểm toán và công ty kiểm toán

Dịch vụ kiểm toán được hiểu là qua trình đánh giá độ tin cậy của thông tin tài chính do một tổ chức nào đó cung cấp. Kiểm toán giúp cho việc đảm bảo tính minh bạch, chính xác của báo cáo tài chính, tăng được niềm tin của các bên liên quan đối với doanh nghiệp chẳng hạn như cổ đông, ngân hàng hay đối tác.

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Luật Kiểm toán độc lập 2011 thì công ty kiểm toán là công ty có đủ các điều kiện để có thể kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của Luật kiểm toán độc lập năm 2011 và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật Kiểm toán độc lập 2011 thì khi thành lập công ty kiểm toán chỉ được lựa chọn một trong số các loại hình doanh nghiệp đó là:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
  • Công ty hợp danh
  • Doanh nghiệp tư nhân

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài cung cấp dịch vụ kiểm toán

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Luật kiểm toán độc lập năm 2011 nhà đầu tư nước ngoài khi muốn cung cấp dịch vụ kiểm toán tại Việt Nam cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp đó đặt trụ sở chính
  • Có ít nhất 2 kiểm toán viên hành nghề, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chi nhánh
  • Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài sẽ không được giữ chức vụ quản lý, điều hành các doanh nghiệp khác tại Việt Nam
  • Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài sẽ phải có văn bản gửi Bộ Tài chính bảo đảm việc chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam
  • Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải bảo đảm duy trì số vốn không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định tại Điều 8 Nghị định 17/2012/NĐ-CP, cụ thể:
  • Thành lập chi nhánh: duy trì số vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm kết thúc năm tài chính gần nhất 000 đô la Mỹ.
  • Số vốn được cấp của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài sẽ không được thấp hơn mức vốn pháp định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn là 5 tỷ VNĐ.
  • Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán và vốn được cấp của chi nhánh tại Việt Nam và không thấp hơn vốn quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 17/2012/NĐ-CP là 500.000 đô la Mỹ. Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài sẽ phải bổ sung vốn nếu số vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài và của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thấp hơn 500.000 đô la Mỹ và thấp hơn mức vốn pháp định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn này trong thời gian 03 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Điều kiện thành lập công ty kiểm toán

Tại Điều 21 Luật Kiểm toán 2011 có quy định cụ thể về điều kiện thành lập công ty kiểm toán đối với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể như sau:

Điều kiện đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

  • Phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật
  • Phải có ít nhất 5 kiểm toán viên hành nghề, trong đó có tối thiểu 2 thành viên góp vốn. Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 17/2012/NĐ-CP thì mức vốn góp của kiểm toán viên hành nghề được quy định như sau:
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán phải có ít nhất 2 thành viên góp vốn là kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại công ty. Vốn góp của các kiểm toán viên hành nghề sẽ phải chiếm trên 50% tổng số vốn điều lệ của công ty.
  • Kiểm toán viên hành nghề sẽ không được đồng thời là thành viên góp vốn của từ hai doanh nghiệp kiểm toán trở lên.
  • Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của Công ty sẽ phải là kiểm toán viên hành nghề
  • Bảo đảm vốn pháp định theo quy định tại Điều 5 Nghị định 17/2012/NĐ-CP cụ thể:
  • Vốn pháp định của Công ty trách nhiệm hữu hạn từ ngày 01/01/2015 là 5 tỷ VNĐ.
  • Trong quá trình hoạt động, công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ phải luôn duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán, không được thấp hơn mức vốn pháp định là 5 tỷ VNĐ nêu trên. Doanh nghiệp kiểm toán sẽ phải bổ sung vốn nếu vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán thấp hơn 5 tỷ VNĐ trong vòng 3 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
  • Phần vốn góp của thành viên là tổ chức sẽ không được vượt quá mức được quy định tại Điều 6 Nghị định 17/2012/NĐ-CP, người đại diện của thành viên là tổ chức sẽ phải là kiểm toán viên hành nghề cụ thể như sau:
  • Thành viên là tổ chức sẽ được góp tối đa 35% tổng số vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán hai thành viên trở lên. Trong trường hợp có nhiều tổ chức tham gia góp vốn thì tổng số vốn góp của các tổ chức tối đa sẽ bằng 35% tổng số vốn điều lệ của công ty.
  • Thành viên là tổ chức sẽ phải cử một người làm đại diện cho tổ chức vào Hội đồng thành viên. Người đại diện của thành viên là tổ chức sẽ phải là kiểm toán viên và phải đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán mà tổ chức đó tham gia góp vốn.
  • Kiểm toán viên hành nghề là người đại diện của tổ chức sẽ không được tham gia góp vốn vào công ty kiểm toán đó với tư cách là cá nhân.

Điều kiện đối với Công ty hợp danh:

  • Phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định
  • Phả có ít nhất 5 kiểm toán viên hành nghề, trong đó có tối thiểu 2 thành viên hợp danh
  • Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc phải là kiểm toán viên hành nghề

Điều kiện đối với Doanh nghiệp tư nhân:

  • Phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định
  • Phải có ít nhất 5 kiểm toán viên hành nghề trong đó phải có chủ doanh nghiệp tư nhân
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân phải đồng thời là Giám đốc công ty.

Thủ tục thành lập công ty kiểm toán vốn Việt Nam

Bước 1: Nộp hồ sơ thành lập công ty kiểm toán

Hồ sơ thành lập công ty kiểm toán sẽ bao gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên góp vốn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc danh sách thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh
  • Bản sao có công chứng/chứng thực CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của thành viên là cá nhân, bản sao công chứng/ chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp thành viên là tổ chức kèm theo bản sao có công chứng/chứng thực CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó
  • Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thành lập công ty tại cơ quan có thẩm quyền

Sau khi chuẩn bị 01 bộ hồ sơ nêu trên doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020 doanh nghiệp có thể nộp theo một trong các phương thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh là Sở Kế hoạch và Đầu tư
  • Nộp thông qua dịch vụ bưu chính
  • Nộp qua mạng thông tin điện tử

Bước 2: Giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp hồ sơ chưa đúng hoặc chưa hợp lệ thì Cơ quan phải ra thông báo bằng văn bản thông báo về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp biết.

Nếu cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật kiểm toán độc lập 2011 thì hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán sẽ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
  • Bản sao có công chứng/chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Bản sao có công chứng/chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán của các kiểm toán viên hành nghề
  • Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian của các kiểm toán viên hành nghề
  • Các tài liệu chứng minh về vốn góp đối với trường hợp thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn
  • Các giấy tờ khác do Bộ Tài chính quy định.

Doanh nghiệp tiến hành nộp 01 bộ hồ sơ nêu trê tại Bộ Tài chính.

Bước 4: Xem xét và xử lý hồ sơ.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Bộ Tài chính sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho công ty kiểm toán. Trong trường hợp từ chối Bộ Tài chính sẽ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Đối với trường hợp cần làm rõ các vấn đề liên quan thì Bộ Tài chính sẽ có quyền yêu cầu doanh nghiệp giải trình.

Quý Khách hàng nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm về điều kiện thành lập công ty kiểm toán hoặc các loại hình doanh nghiệp khác xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để biết thêm chi tiết!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thành lập công ty

    Thành lập công ty

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO