Điều kiện thành lập công ty vận tải đường bộ

Hiện nay khi nhu cầu giao thương, vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng cao thì thị trường vận tải đang trở nên nóng hơn bao giờ hết. Điều đó dẫn đến sự ra đời và hoạt động của nhiều công ty vận tải, nhất là vận tải đường bộ. Nhằm giúp khách hàng hiểu rõ hơn về điều kiện thành lập loại hình doanh nghiệp này theo quy định pháp luật, sau đây Luật Việt An sẽ phân tích về điều kiện thành lập công ty vận tải đường bộ.

Đăng ký kinh doanh Công ty vận tải

Căn cứ pháp lý

  • Biểu Cam kết WTO của Việt Nam;
  • Luật Giao thông đường bộ năm 2008, sửa đổi bổ sung bởi 2018, 2019, 2023;
  • Luật Doanh nghiệp năm 2020;
  • Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 47/2022/NĐ-CP.

Công ty vận tải đường bộ là gì?

Hiện nay không có quy định định nghĩa về công ty vận tải đường bộ là gì. Có thể hiểu, công ty vận tải đường bộ là doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật để kinh doanh vận tải đường bộ. Theo Khoản 2 Điều 64 Luật Giao thông đường bộ, kinh doanh vận tải đường bộ gồm kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh vận tải hàng hóa.

Kinh doanh vận tải hành khách bao gồm:

  • Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định;
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;
  • Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định được thực hiện theo hợp đồng vận tải;
  • Kinh doanh vận tải khách du lịch theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch.

Kinh doanh vận tải hàng hóa bao gồm:

  • Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường;
  • Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải;
  • Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng;
  • Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm.

Kinh doanh vận tải đường bộ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật. Vì vậy, khi thành lập công ty vận tải đường bộ, ngoài việc đáp ứng các điều kiện về thành lập doanh nghiệp như về tên gọi, trụ sở, vốn điều lệ, … thì cần phải đáp ứng các điều kiện cụ thể tùy thuộc loại hình kinh doanh vận tải đường bộ của doanh nghiệp.

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

Theo Biểu cam kết WTO của Việt Nam, dịch vụ vận tải đường bộ bao gồm dịch vụ vận tải hành khách (CPC 7121+7122) và dịch vụ vận tải hàng hóa (CPC 7123).

Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài không bị hạn chế tiếp cận thị trường đối với dịch vụ vận tải đường bộ, ngoại trừ:

  • Về hình thức thành lập: các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa và vận tải hành khách thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh trong đó tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không quá 49%.
  • Về tỷ lệ vốn: tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không được vượt quá 51%.
  • Về nhân sự: 100% lái xe của liên doanh phải là công dân Việt Nam.

Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định

Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có xác định bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến với lịch trình, hành trình nhất định.

Theo Điều 4 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 47/2022/NĐ-CP, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo tuyến cố định bao gồm:

  • Doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
  • Tuyến cố định phải xuất phát và kết thúc tại bến xe khách từ loại 1 đến loại 6. Đối với các khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn mà chưa có bến xe khách từ loại 1 đến loại 6 thì cho phép tuyến vận tải hành khách cố định được xuất phát và kết thúc tại bến xe dưới loại 6.
  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định:
    • Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai;
    • Phải có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe;
    • Phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe.
  • Xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách phải có phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe.

Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định

Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định, bao gồm tuyến xe buýt nội tỉnh và tuyến xe buýt liên tỉnh. Trong đó:

  • Tuyến xe buýt nội tỉnh là tuyến xe buýt có phạm vi hoạt động trên địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  • Tuyến xe buýt liên tỉnh là tuyến xe buýt có phạm vi hoạt động trên địa bàn của hai hoặc ba tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Theo Điều 5 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 47/2022/NĐ-CP, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe buýt theo tuyến cố định bao gồm:

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô, trong đó có loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định thì được tham gia đấu thầu hoặc đặt hàng khai thác tuyến xe buýt trong danh mục mạng lưới tuyến đã công bố.
  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt:
    • Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai;
    • Phải có phù hiệu “XE BUÝT” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe;
    • Phải có sức chứa từ 17 chỗ trở lên. Vị trí, số chỗ ngồi, chỗ đứng cho hành khách và các quy định kỹ thuật khác đối với xe buýt theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Giao thông vận tải ban hành.

Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi là việc sử dụng xe ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ (bao gồm cả người lái xe) để vận chuyển hành khách theo lịch trình và hành trình do hành khách yêu cầu; có sử dụng đồng hồ tính tiền để tính cước chuyến đi hoặc sử dụng phần mềm để đặt xe, hủy chuyến, tính cước chuyến đi và kết nối trực tiếp với hành khách thông qua phương tiện điện tử.

Theo Điều 6 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 47/2022/NĐ-CP, điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi bao gồm:

Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi:

  • Phải có phù hiệu “XE TAXI” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe;
  • Phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE TAXI” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE TAXI” là 06 x 20 cm.

Xe taxi sử dụng đồng hồ tính tiền:

  • Trên xe phải gắn đồng hồ tính tiền được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì, phải có thiết bị in hoá đơn hoặc phiếu thu tiền kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe; đồng hồ tính tiền và thiết bị in phải được gắn cố định tại vị trí hành khách dễ quan sát; lái xe phải in hóa đơn hoặc phiếu thu tiền và trả cho hành khách khi kết thúc hành trình;
  • Phiếu thu tiền phải có các thông tin tối thiểu, gồm: Tên đơn vị kinh doanh vận tải, biển kiểm soát xe, cự ly chuyến đi (km) và tổng số tiền hành khách phải trả.

Xe taxi sử dụng phần mềm để đặt xe, huỷ chuyến, tính cước chuyến đi:

  • Trên xe phải có thiết bị kết nối trực tiếp với hành khách để đặt xe, hủy chuyến;
  • Tiền cước chuyến đi được tính theo quãng đường xác định trên bản đồ số.

Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải thông báo đến Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh phương thức tính tiền sử dụng trên xe taxi của đơn vị trước khi thực hiện kinh doanh vận tải.

Điều kiện kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô

Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng lữ hành bằng văn bản giấy hoặc điện tử giữa đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe) để vận chuyển khách du lịch theo chương trình du lịch.

Theo Điều 8 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 47/2022/NĐ-CP, điều kiện kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô bao gồm:

Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch:

  • Có biển hiệu “XE Ô TÔ VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết các thông tin trên xe;
  • Phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE DU LỊCH” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe; với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE DU LỊCH” là 06 x 20 cm;

Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách du lịch bằng xe ô tô, đơn vị kinh doanh du lịch, lữ hành và lái xe:

  • Chỉ được ký hợp đồng vận chuyển với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe; chỉ được đón, trả khách theo đúng địa điểm trong hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng lữ hành đã ký kết;
  • Không được gom khách, đón khách ngoài danh sách đính kèm theo hợp đồng đã ký do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp; không được xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe, không được bán vé hoặc thu tiền đối với từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức.

Sở Giao thông vận tải thông báo danh sách các xe được cấp biển hiệu xe ô tô vận tải khách du lịch đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đơn vị kinh doanh vận tải đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh để phối hợp quản lý.

Một số lưu ý về điều kiện thành lập công ty vận tải đường bộ

Ngoài những điều kiện trên, khi thành lập công ty kinh doanh vận tải bằng đường bộ, cũng cần lưu ý những điều kiện theo Điều 67 Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Cụ thể:

  • Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
  • Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;
  • Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
  • Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông;
  • Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan có thẩm quyền và phải niêm yết công khai.

Một số công ty vận tải đường bộ phổ biến ở Việt Nam

  • Tổng công ty vận tải Hà Nội.
  • Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Và Giao Nhận Vận Tải Song Long.
  • Công ty cổ phần xe khách Phương trang FUTABUSLINES.
  • Công ty liên doanh vận chuyển quốc tế Hải Vân.

Dịch vụ tư vấn pháp lý của Luật Việt An

  • Tư vấn pháp luật về điều kiện, hồ sơ, thủ tục, Giấy phép thành lập công ty vận tải đường bộ;
  • Soạn thảo văn bản, hồ sơ, Giấy tờ cho khách hàng theo yêu cầu;
  • Đại diện cho khách hàng, tiến hành các thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trả lời phúc đáp;
  • Tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp sau khi được thành lập.

Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hoặc có nhu cầu hỗ trợ pháp lý về thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường bộ và các loại hình doanh nghiệp khác, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thủ tục hành chính liên quan đến thành lập doanh nghiệp

    Thủ tục hành chính liên quan đến thành lập doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO