Điều kiện thành lập phòng khám đa khoa đối với nhà đầu tư nước ngoài

Tình trạng quá tải là phổ biến tại hầu hết các bệnh viện ở các tuyến, đặc biệt  quá tải trầm trọng ở tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Vì vậy, các phòng khám đa khoa tư nhân được thành lập ngày càng nhiều giải quyết được phần nào nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Không chỉ vậy, người Việt Nam lại có xu hướng lựa chọn khám chữa bệnh tại các phòng khám đa khoa do người nước ngoài khám, chữa bệnh. Đây là một tâm lý chung của người dân. Do đó, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thành lập phòng khám đa khoa ngày càng nhiều hơn tại Việt Nam. Để có thể thành lập phòng khám đa khoa tại Việt Nam thì các nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Căn cứ pháp lý:
  • WTO, FTAs, AFAS;
  • Luật khám chữa bệnh số 40/2009/QH12
  • Nghị định 87/2011/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật khám chữa bệnh
  • Nghị định 109/2016/NĐ-CP hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề y và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh
  1. Điều kiện đầu tư:
  2. WTO, FTAs, AFAS
    Không hạn chế, ngoại trừ mức vốn đầu tư tối thiểu là 2 triệu USD.
  3. Pháp luật Việt Nam
    Không quy định Điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên các nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện như đối với nhà đầu tư trong nước. Cụ thể như sau:

Theo quy định của pháp luật để thành lập phòng khám đa khoa và được phép hoạt động cần 2 điều kiện:

  • Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho phép thành lập phòng khám đa khoa do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố cấp.
  • Có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do Sở Y tế tỉnh, thành phố cấp.

Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề phòng khám đa khoa, để được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh Phòng khám phải đáp ứng đủ các điều kiện về quy mô, cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự theo quy định, cụ thể như sau:

Quy mô phòng khám đa khoa:

  • Phòng khám đa khoa phải đáp ứng ít nhất các điều kiện sau:
  • Có ít nhất 02 trong 04 chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi;
  • Phòng cấp cứu;
  • Buồng tiểu phẫu;
  • Phòng lưu người bệnh;
  • Cận lâm sàng: Có hai bộ phận xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh;

Cơ sở vật chất:

Có nơi tiếp đón, phòng cấp cứu, phòng lưu người bệnh, phòng khám chuyên khoa và buồng tiểu phẫu. Các phòng khám trong phòng khám đa khoa phải đáp ứng các yêu cầu ít nhất về diện tích như sau:

  • Phòng cấp cứu có diện tích ít nhất 12m2;
  • Phòng lưu người bệnh có diện tích ít nhất 15m2; có ít nhất từ 02 giường lưu trở lên, nếu có từ 03 giường lưu trở lên thì diện tích mỗi giường ít nhất là 05m2;
  • Các phòng khám chuyên khoa và buồng tiểu phẫu có diện tích ít nhất 10m2
  • Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
  • Bảo đảm có đủ điện, nước

Thiết bị y tế:

Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà phòng khám đa khoa đăng ký.

Tổ chức nhân sự:

  • Số lượng bác sỹ làm việc toàn thời gian (cơ hữu) phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số bác sỹ của phòng khám đa khoa;
  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa phải đáp ứng các điều kiện sau:
    • Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa mà phòng khám đa khoa đăng ký;
    • Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa phải được thể hiện bằng văn bản;
    • Là người làm việc toàn thời gian tại phòng khám đa khoa;
  • Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám đa khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

Phạm vi hoạt động chuyên môn:

Hành nghề theo phạm vi hoạt động chuyên môn được Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt. Việc phê duyệt phải căn cứ vào quy định về phạm vi hoạt động chuyên môn tại các Điều 25, 26, 28, 29, 30, 32, 33 và 34 Thông tư 41/2011/TT-BYT.

  1. Thủ tục cấp phép thành lập phòng khám đa khoa

     Thành phần hồ sơ:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động ;.
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
  • Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
  • Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Quy trình cấp phép

  • Nộp hồ sơ tại phòng tiếp nhận của Sở Y tế nơi đặt địa chỉ phòng khám
  • Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Giám đốc Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động; nếu không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do.

Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp giấy phép hoạt động phải bổ sung, sửa đổi theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Ngày tiếp nhận hồ sơ bổ sung, sửa đổi được ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, sửa đổi, nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì phải cấp giấy phép hoạt động trong thời gian quy định tại các Điểm b, c Khoản 1 Điều 47 Luật khám bệnh, chữa bệnh; nếu không cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title