Tại sao nhà đầu tư cần phải có có Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài?
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là giấy phép hoạt động kinh doanh, do những cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền cấp cho các cá nhân, tổ chức có vốn đầu tư từ nước ngoài ở Việt Nam đáp ứng đủ điều kiện để tiến hành các hoạt động đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Sau đây Luật Việt An sẽ cung cấp dịch vụ cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài trọn gói.
Tại sao nhà đầu tư cần phải có có Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài?
Trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư bắt buộc phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Bởi lẽ:
Hoạt động đầu tư ra nước ngoàicó những rủi ro và tác động to lớn. Vì vậy, việc đặt ra điều kiện xin giấy phép giúp cơ quan nhà nước có khả năng kiểm soát và quản lý các hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Hơn nữa, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cũng đóng vai trò quan trọng trực tiếp trong quá trình đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài. Đây là điều kiện cần thiết để khởi động và vận hành dự án một cách suôn sẻ.
Là giấy chứng nhận cho dự án, mang lại sự yên tâm cho các nhà đầu tư khi tham gia vào dự án.
Trường hợp đầu tư ra nước ngoài nào phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư?
Trong nhiều trường hợp, dự án đầu tư ra nước ngoài phải tiến hành thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi tiến hành xin Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. Cụ thể theo Điều 56 Luật Đầu tư 2020 như sau:
Thẩm quyền của Quốc hội
Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
Dự án đầu tư không thuộc trường hợp trên có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài
Đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
Theo Điều 75 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo mẫu B.I.1 Thông tư 25/2023/TT-BKHĐT:
Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
Đề xuất dự án đầu tư theo mẫu Mẫu B.I.2 Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT:
Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép theo mẫu B.I.6 Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT:
Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư theo mẫu B.I.8 Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT:
Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài;
Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài đối với từng trường hợp
Báo cáo về việc cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay
Tài liệu xác định việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh đối với trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài có nội dung nhà đầu tư bảo lãnh cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay để thực hiện dự án đầu tư.
Đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
Theo Điều 78 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo mẫu B.I.9 Thông tư 25/2023/TT-BKHĐT:
Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép; nộp kèm theo văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận số dư tài khoản ngoại tệ của nhà đầu tư;
Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư;
Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài;
Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài
Lưu ý các trường hợp còn lại, mẫu hồ sơ tương tự như trường hợp thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài.
Để hoàn thiện bộ hồ sơ có đủ đầu mục tài liệu và số lượng theo quy định, quý khách hàng nên sử dụng dịch vụ cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài trọn gói của Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
Thẩm quyền của Quốc hội
Trình tự, thủ tục đối với dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội thực hiện theo quy định tại Điều 57 của Luật Đầu tư 2020 và quy định riêng của Chính phủ tại Nghị định số 29/2021/NĐ-CP về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia.
Thẩm quyền của Chính Phủ
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Chính Phủ theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Đầu tư 2020 và Điều 76 Nghị định 31/2021/NĐ-CP. Cụ thể:
Bước 1: Kê khai thông tin, nộp hồ sơ tại BKHĐT
Nhà đầu tư kê khai thông tin Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư và nộp 08 bộ hồ sơ (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc) cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong vòng 15 ngày tiếp theo.
Bước 2: BKHĐT gửi hồ sơ lấy ý kiến
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ quản lý ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính hoặc đăng ký thường trú
Bước 3: Cơ quan được lấy ý kiến trả lời
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến và hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến phải có ý kiến bằng văn bản về những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình hoặc nội dung được phân công gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bước 4: BKHĐT trình Chính Phủ
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định, lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 57 của Luật Đầu tư, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
Bước 5: Thủ tướng CP quyết định chấp thuận chủ trương
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
Bước 6: BKHĐT cấp GCN đầu tư ra nước ngoài
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Thủ tướng Chính phủ và quyết định đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư, trong đó ghi nhận mã số dự án đầu tư.
Đồng thời sao gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính hoặc đăng ký thường trú, cơ quan thuế nơi xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư, cơ quan đại diện chủ sở hữu của nhà đầu tư (nếu có);
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Chính Phủ theo quy định tại Điều 78 Nghị định 31/2021/NĐ-CP. Cụ thể:
Bước 1: Kê khai thông tin, nộp hồ sơ cho BKHĐT
Nhà đầu tư kê khai thông tin Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
Sau đó, nộp 03 bộ hồ sơ (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc) cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong vòng 15 ngày tiếp theo.
Bước 2: BKHĐT kiểm tra tính hợp lệ
Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc có nội dung cần phải làm rõ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ
Bước 3: Lấy ý kiến cơ quan (nếu có)
Trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bằng văn bản.
Trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài có ngành, nghề báo chí, phát thanh, truyền hình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến Bộ Thông tin và Truyền thông bằng văn bản
Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài,.
Đồng thời sao gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính hoặc đăng ký thường trú, cơ quan thuế nơi xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư, cơ quan đại diện chủ sở hữu của nhà đầu tư (nếu có);
Lưu ý: Trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài có nội dung nhà đầu tư cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay để thực hiện hoạt động đầu tư thì sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư phải thực hiện các thủ tục để được chấp thuận việc cho vay ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
Qúy khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu tư vấn đầu tư ra nước ngoài, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!