Giải quyết tranh chấp đòi lại tài sản

Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước ta đã quy định những quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và đi kèm theo đó là những quy định để nhằm bảo vệ các quyền đó. Một trong những phương thức nhằm để bảo vệ quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là quyền đòi lại tài sản. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ trình bày những nội dung pháp lý có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp đòi lại tài sản.

Đòi lại tài sản

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015;
  • Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
  • Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án.

Quyền đòi lại tài sản là gì?

  • Theo quy định của pháp luật Việt Nam, không ai có thể bị hạn chế hay bị tước đoạt trái pháp luật về quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản. Pháp luật có trách nhiệm bảo vệ các quyền đó một cách hợp pháp.
  • Điều 166 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền đòi lại tài sản là việc chủ sở hữu, chủ thể quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản hoặc người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật

Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đòi lại tài sản

Các phương thức giải quyết tranh chấp

Theo quy định của pháp luật nước ta hiện nay, các bên có thể lựa chọn việc giải quyết các tranh chấp đòi lại tài sản bằng các phương thức như sau:

  • Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng;
  • Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải;
  • Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài (khi đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật);
  • Giải quyết tranh chấp bằng tòa án.

Trong bài viết này, Luật Việt An sẽ tập trung phân tích các quy định về khởi kiện đòi lại tài sản tại Tòa án.

Điều kiện để khởi kiện đòi lại tài sản

Phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà việc kiện đòi lại tài sản có những điều kiện khác nhau. Tuy nhiên, một điều kiện bắt buộc phải có ở mọi trường hợp đó là đối tượng khởi kiện phải có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. ngoài ra còn có các trường hợp khác như sau:

  • Điều kiện khởi kiện đòi lại tài sản trong trường hợp động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình:
  • Tài sản này phải được thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản. Trong trường hợp hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại nếu như động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu;
  • Chủ thể đang là người chiếm hữu hoặc sử dụng tài sản đó mà không có căn cứ được pháp luật quy định;
  • Chủ sở hữu phải đưa ra những bằng chứng chứng minh rằng tài sản chiếm hữu không có căn cứ đó là tài sản của mình.
  • Trong trường hợp bị đơn là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng chiếm hữu ngay tình tài sản đó là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, thông qua hợp đồng có đền bù hoặc theo ý chí của người chiếm hữu có căn cứ pháp luật thì chủ sở hữu không có quyền khởi kiện đòi lại tài sản
  • Đối với trường hợp chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình đối với tài sản và động sản phải đăng ký quyền sở hữu thì chủ sở hữu có quyền khởi kiện đòi lại tài sản

Đối tượng của khởi kiện đòi lại tài sản

Theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu hay người sử dụng tài sản hoặc người được lợi về tài sản nhưng không có căn pháp luật. Bởi vậy, đối tượng của khởi kiện đòi lại tài sản là tài sản.

Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá trị và quyền tài sản. Tuy nhiên, trên thực tế không phải tất cả những tài sản được quy định tại Điều 105 đều là đối tượng của khởi kiện đòi lại tài sản.

  • Vật: để có thể khởi kiện đòi lại tài sản thì vật phải có thực và tồn tại trên thực tế. Trường hợp vật không còn tồn tại đó đã mất hoặc tiêu hủy thì cũng không thể khởi kiện đòi lại tài sản;
  • Tiền: đây được coi là một loại tài sản riêng và chủ sở hữu có thể khởi kiện nếu như biết rõ số seri của những tờ tiền đang bị chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Bởi vậy, trong từng trường hợp tiền có thể được coi là đối tượng hoặc không là đối tượng;
  • Giấy tờ có giá được hiểu là các giấy tờ có giá trị bằng tiền và chuyển giao được trong giao lưu dân sự, là loại giấy tờ chứng cho quyền tài sản. Giấy tờ này là loại tài sản hữu hình và được xếp vào loại tài sản động sản. Đây có thể là đối tượng để khởi kiện đòi lại tài sản.

Thời hiệu khởi kiện đòi lại tài sản

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định việc áp dụng thời hiệu chỉ được đề cập khi có yêu cầu của một trong các bên. Điều 155 của Bộ luật quy định không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp về đòi lại tài sản thuộc quyền sở hữu, hoặc các yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu khác. Bởi vậy, có thể hiểu rằng thời hiệu khởi kiện đòi lại tài sản là vĩnh viễn, trừ trường hợp việc chiếm hữu tài đó đã được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản theo thời hiệu.

Quy trình khởi kiện đòi lại tài sản

Hồ sơ khởi kiện

Để khởi kiện đòi lại tài sản, hồ sơ khởi kiện bao gồm:

  • Các giấy tờ chứng minh nhân thân của mình và người có liên quan trong tranh chấp như: căn cước công dân, hộ khẩu,…;
  • Các tài liệu, bằng chứng để chứng minh cho việc khởi kiện đòi lại tài sản của mình là có căn cứ pháp lý và đúng theo quy định của pháp luật;
  • Các tài liệu, minh chứng chứng minh cho sự vi phạm của các bên có liên quan;
  • Bản sao các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện;
  • Biên lai nộp lệ phí hoặc tạm ứng án phí theo quy định;
  • Các tài liệu, chứng cứ khác có liên quan đến nội dung tranh chấp.

Lưu ý: các chứng cứ, tài liệu có liên quan đến tranh chấp nếu là các tài liệu, văn bản bằng tiếng nước ngoài thì cần phải được dịch sang tiếng Việt Nam do các cơ quan, tổ chức dịch thuật và kèm theo bản gốc và nếu các tài liệu, chứng cứ đó là bản sao thì cần phải được công chứng.

Quy trình giải quyết

Bước 1: Gửi đơn khởi kiện

Theo khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định người khởi kiện gửi đơn kiện đến Tòa án kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Ngoài ra đơn khởi kiện phải có những nội dung, hình thức đã được quy định tại khoản 1 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Bước 2: Xử lý đơn khởi kiện

Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án sẽ phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và đưa ra một trong các quyết định sau:

  • Yêu cầu bổ sung, sửa đổi đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý thông thường hoặc rút gọn nếu vụ án đủ điều kiện giải quyết theo thủ tục rút gọn được quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
  • Thông báo cho người khởi kiện đến Tòa án làm thủ tục nộp tạm ứng án phí nếu như thẩm phán thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
  • Thẩm phán thụ lý vụ án và gửi thông báo thụ lý tới các bên liên quan và Viện kiểm sát khi người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thụ lý, các bên đương sự có văn bản trình bày ý kiến đối với nội dung khởi kiện. Quyết định đưa vụ án ra xét xử được ban hành sau khi thụ lý để chấm dứt thủ tục chuẩn bị xét xử.

Thời hạn giải quyết

Theo Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án là từ 01 tháng đến 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với các vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thêm thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 1 – 2 tháng tùy từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 2 tháng.

Lưu ý: Thực tế, do có những tranh chấp phức tạp cả về nội dung lẫn hình thức, có những quan điểm khác nhau về hướng giải quyết vụ án và tranh chấp có liên quan đến nhiều bên nên thời gian giải quyết vụ án có thể kéo dài hơn so với quy định.

Án phí

Án phí trong vụ án về tranh chấp kiện đòi lại tài sản bao gồm án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm.

Theo Điều 17 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án quy định thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm là trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí.

Cũng theo Nghị quyết này quy định mức án phí sơ thẩm phải nộp đối với tranh chấp đòi lại tài sản là trường hợp tranh chấp về dân sự có giá ngạnh như sau:

STT Tên Mức án phí
1 Từ 6.000.000 đồng trở xuống 300.000 đồng
2 Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5 % giá trị tài sản có tranh chấp
3 Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
4 Từ 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng
5 Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng
6 Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0.1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng

Ngoài ra mức án phí phúc thẩm đối với tranh chấp kiện đòi tài sản là 300.000 đồng.

Dịch vụ giải quyết tranh chấp của Luật Việt An

  • Tư vấn pháp lý các vấn đề có liên quan đến tranh chấp đòi lại tài sản.
  • Đại diện ngoài tố tụng đối với các phương thức ngoài tòa án trong giải quyết tranh chấp đòi lại tài sản.
  • Đại diện tham gia tố tụng trong tranh chấp đòi lại tài sản.

Quý khách hàng có thắc mắc hoặc có nhu cầu về mặt pháp lý liên quan đến giải quyết tranh chấp đòi lại tài sản, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Giải quyết tranh chấp

    Giải quyết tranh chấp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title