Giải quyết tranh chấp hàng hải và vận tải

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hàng hóa qua cảng biển Việt Nam vẫn giữ được đà tăng ổn định và đi lên.  Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, trong 11 tháng năm 2021, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam ước đạt 647 triệu tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, hàng xuất khẩu ước đạt gần 168 triệu tấn, tăng 4%; hàng nội địa đạt 278 triệu tấn, tăng 6%. Riêng hàng container ước đạt sản lượng thông qua hơn 22 triệu TEU, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Với sự sôi động của hoạt động hàng hải thì đi liền với nó là các phát sinh, tranh chấp của ngành hàng hải ngày một gia tăng. Các tranh chấp liên quan đến hoạt động hàng hải và vận tải biển bao gồm cả tranh chấp trong nước và tranh chấp có yếu tố nước ngoài.

Các vụ việc tranh chấp trong lĩnh vực hàng hải và vận tải biển

  • Tranh chấp giao hàng, giữ hàng.
  • Tranh chấp liên quan đến hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hóa bằng đường biển;
  • Tranh chấp hợp đồng thuê tàu;
  • Tranh chấp hợp đồng quản lý tàu;
  • Tranh chấp liên quan đến đóng tàu, đăng ký tàu, vận hành tàu;
  • Tranh chấp thế chấp, cầm cố tàu;
  • Tranh chấp liên quan đến giao dịch mua bán tàu mới hoặc tàu đã qua sử dụng;
  • Tranh chấp liên quan đến tai nạn đâm va, cứu hộ và tổn thất chung;
  • Các vấn đề liên quan đến bảo hiểm hàng hải;
  • Các vấn đề phát sinh liên quan đến dịch vụ canh gác, sửa chữa, dọn dẹp tàu;
  • Tranh chấp trong những vụ kiện ô nhiễm dầu trên biển, thanh thải xác tàu;
  • Thực thi các nghĩa vụ được bảo đảm bằng tàu biển;
  • Tranh chấp liên quan đến bắt giữ tàu và giải phóng tàu.
  • Tranh chấp quan hệ lao động trên tàu,..

Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp hàng hải và vận tải biển

Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp hàng hải và vận tải biển

Hàng hải là một lĩnh vực kinh doanh rất đặc thù. Dù ngành này phát triển lâu đời, song với các vụ việc có nội dung tương tự như nhau, cách xử lý của các tòa án lại rất khác nhau. Phán quyết của tòa án phụ thuộc vào luật, trong khi luật mỗi nước khác nhau, luật khu vực cũng khác.

 Áp dụng án lệ trong giải quyết tranh chấp hàng hải và vận tải biển

Án lệ được đa số các cơ quan tòa án, trọng tài đưa ra giải quyết các vụ việc liên quan đến hàng hải. Ví dụ như ở châu Âu, Công ước về hạn chế khí thải con tàu chưa có hiệu lực, nhưng tàu đến châu Âu mà thả khí thải, anh bị bắt ngay. Thậm chí phán quyết còn phụ thuộc vào quan điểm riêng của các quan tòa, trọng tài viên.

Áp dụng tập quán trong giải quyết tranh chấp hàng hải và vận tải biển

Tập quán thương mại quốc tế chung được nhiều nước công nhận và được áp dụng ở nhiều nơi, nhiều khu vực. Có thể nói trong lĩnh vực hàng hải và vận tải biển thì tập quán được áp dụng nhiều nhất. Ví dụ như các điều kiện thương mại quốc tế do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) tập hợp và soạn thảo trong đó quy định các điều kiện thơpng mại khác nhau (như điều kiện FOB, CFR…) được rất nhiều nước trên thế giới thừa nhận và áp dụng. INCOTERMS được ban hành lần đầu tiên vào năm 1936, và phiên bản gần đây nhất là INCOTERMS năm 2010. Theo đó, các tập quán thương mại khu vực (địa phương) là các tập quán thương mại quốc tế được áp dụng ở từng nước, từng khu vực. Ví dụ, ở Hoa Ký cũng có điều kiện giao hàng FOB nhưng nghĩa vụ của người bán theo FOB của Hoa Kỳ sẽ nặng hơn nhiều so với điều kiện FOB trong Incoterms của ICC.

Phương thức giải quyết tranh chấp hàng hải và vận tải biển

Cũng như các tranh chấp trong lĩnh vực thương mại nói chung, phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực hàng hải và vận tải biển cũng thường được thực hiện bằng các phương thức: thương lượng, hòa giải, Tòa án và Trọng tài. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của chúng tôi nếu các bên tranh chấp không giải quyết bất đồng thông qua con đường thương lượng, hòa giải thì trong lĩnh vực hàng hải, vận tải biển có yếu tố đa quốc gia các bên thường lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài nhiều hơn là Tòa án bởi các lý do như sau:

  • Hiện trên thế giới có rất nhiều Trung tâm trọng tài về hàng hải có uy tín như Hiệp hội Trọng tài hàng hải London hay Hội đồng Trọng tài hàng hải New York. Ngoài ra, nhiều Trung tâm trọng tài khác có kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng hải cũng có thể giải quyết như Hiệp hội Sở Giao dịch thuê tàu Nhật Bản, Tòa án Trọng tài hàng hải Mátxcơva, Trung tâm Trọng tài hàng hải Gdynia Balan, Phòng Trọng tài hàng hải Paris, Hội đồng Trọng tài hàng hải Trung Quốc, Phòng Trọng tài hàng hải Singapore,…
  • Trọng tài đã trở thành phương thức được sử dụng phổ biến để giải quyết các tranh chấp ên quan đến lĩnh vực lĩnh vực hàng hải, vận tải biển.
  • Tại Việt Nam các bên có thể lựa chọn Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bênh cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) để giải quyết.

Dịch vụ của Công ty luật Việt An trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp hàng hải, vận tải biển

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hàng hải và vận tải biển, các luật sư của Luật Việt An đã đại diện hỗ trợ tư vấn cho khách hàng liên quan đến các hoạt động hàng hải và vận tải biển. Cụ thể chúng tôi hỗ trợ khách hàng thông qua các dịch vụ vụ thể:

  • Tư vấn, soạn thảo các văn bản pháp lý, soạn thảo hợp đồng giao dịch trong lĩnh vực hàng hải, vận tải biển;
  • Tư vấn, đưa ra ý kiến pháp lý để tìm hướng giải quyết tranh chấp liên quan;
  • Tư vấn pháp luật, đánh giá mâu thuẫn trong quan hệ tranh chấp giữa các bên để đưa ra hướng giải quyết, cân bằng lợi ích giữa các bên liên quan nhằm giảm thiểu các chi phí, thời gian và công sức của các bên.
  • Đại diện khách hàng tham gia thương lượng, hòa giải các bất đồng tranh chấp liên quan đến hàng hải và vận tải biển.
  • Đại diện theo ủy quyền của khách hàng trong quá trình xét xử tại tòa án, trọng tài.
  • Tư vấn, đại diện, hỗ trợ khách hàng trong việc yêu cầu giữ bắt tàu và giải phóng tàu bị bắt giữ.
  • Tư vấn, cập nhật, hỗ trợ khách hàng nắm bắt kịp thời quy định vận tải biển quốc tế thường xuyên thay đổi;
  • Tư vấn, cập nhật, hỗ trợ khách hàng giải quyết một cách hiệu quả các tranh chấp về hàng hải & vận tải biển;
  • Tư vấn khách hàng về việc đăng kiểm tàu, thế chấp tàu, đóng tàu, hợp đồng thuê tàu, tổn thất chung…
  • Tư vấn, hỗ trợ định giá, đánh giá tỷ lệ trách nhiệm đối với các vụ việc đâm va tàu, tổn thất liên quan khác,…

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật hàng hải, pháp luật vận tải biển, hỗ trợ giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực hàng hải, vận tải xin vui lòng liên hệ với Công ty luật Việt An để được hỗ trợ nhanh và tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Dịch vụ Tư vấn pháp luật

    Dịch vụ Tư vấn pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO