Hình thức thỏa thuận trọng tài

Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đã trở thành một lựa chọn phổ biến cho các thương nhân trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, để giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài, cần phải đảm bảo hiệu lực thỏa thuận trọng tài, cũng như là hình thức thỏa thuận trọng tài. Công ty Luật Việt An sẽ trình bày những điều quan trọng về hình thức thỏa thuận trọng tài thương mại, bao gồm căn cứ pháp lý, yêu cầu về hình thức, lưu ý cần lưu tâm khi lập thỏa thuận theo quy định tại Việt Nam.

Căn cứ pháp lý về vấn đề thỏa thuận trọng tài

Đối với Việt Nam

“Thỏa thuận trọng tài” thương mại được giải thích theo Luật Trọng tài thương mại 2010. Cụ thể ở Khoản 2 Điều 3 nêu: “… là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.”

Theo đó, thỏa thuận trọng tài là một sự đồng ý giữa các bên về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thay vì sử dụng tòa án truyền thống. Thỏa thuận này có nguồn gốc từ ý chí tự nguyện của các bên và có thể hình thành trước hoặc sau khi tranh chấp phát sinh.

Đối với thế giới

Ở một số Điều ước quốc tế, vấn đề thỏa thuận trọng tài cũng được nhắc tới. Cụ thể như tại Điều II.2 Công ước New York quy định liên quan đến hình thức thỏa thuận trọng tài: Thuật ngữ “thỏa thuận bằng văn bản” bao gồm một điều khoản trọng tài trong một hợp đồng hoặc một thỏa thuận trọng tài mà các bên ký kết hoặc được ghi trong thư tin trao đổi”. Hay tại Điều 1.2a, Công ước Geneva 1961 cũng quy định: “… hợp đồng hoặc thỏa thuận trọng tài ký bởi các bên qua trao đổi bằng thư điện tử, điện tin hoặc qua trao đổi bởi máy in làm sóng điện thoại (teleprinter)…”.

Yêu cầu về hình thức thỏa thuận trọng tài

Đối với Việt Nam

Theo Điều 16 của Luật Trọng tài thương mại 2010, thỏa thuận trọng tài có thể được quy định cụ thể trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng. Trong hợp đồng, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại được xác lập như một điều khoản cụ thể.

Trong trường hợp không có sự quy định trong hợp đồng, các bên có thể lập thỏa thuận riêng trong một văn bản tách biệt để xác nhận việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

Thêm vào đó, có nhiều hình thức mà thỏa thuận trọng tài thương mại có thể được xác lập dưới dạng văn bản, bao gồm trao đổi qua telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức tương đương theo quy định của pháp luật… Thỏa thuận cũng có thể được ghi chép lại bằng văn bản bởi luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền theo yêu cầu của các bên.

Đối với thế giới

Nhìn chung, pháp luật hầu hết các quốc gia trên thế giới cũng như Điều ước quốc tế đều yêu cầu thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản. Bởi chỉ có thể xác lập văn bản mới có thể tạo nên sự tin tưởng với các bên, đồng thời là cơ sở ràng buộc trách nhiệm của các bên khi phát sinh tranh chấp. Cụ thể:

Điều 7 Luật mẫu của UNCITRAL liệt kê các thỏa thuận trọng tài được coi là lập bằng văn bản:

  • Nằm trong một văn bản được các bên ký kết;
  • Bằng sự trao đổi qua thư từ, telex, điện tín hoặc các hình thức trao đổi viễn thông khác mà ghi nhận thỏa thuận đó;
  • Qua trao đổi về đơn kiện và bản biện hộ mà trong đó có thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận
  • Dẫn chiếu trong một hợp đồng bằng văn bản tới một văn bản khác ghi nhận điều khoản trọng tài.

Ở Hàn Quốc. Điều 8.2 Luật Trọng tài 1999 của Hàn Quốc quy định thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản, mọi thỏa thuận bằng lời nói đều không có giá trị. Thỏa thuận qua fax, telex, thư điện tử hoặc các công cụ điện tử khác có thể được xem là thỏa thuận trọng tài hợp pháp nếu được ghi nhận trong một tài liệu.

Ở Nhật Bản: Điều 13.4 Luật Trọng tài Nhật Bản quy định thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản, bao gồm cả trường hợp thỏa thuận trọng tải được lập bằng các phương tiện điện tử. Quy định này không được quy định trong Luật Mẫu của UNCITRAL nhưng nó đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của phương tiện thông tin và phản ánh sự thay đổi trong trương lại của Luật Mẫu UNCITRAL. Nếu hợp đồng dẫn chiếu đến một tài liệu có chứa đựng một điều khoản trọng tài và mục đích của việc dẫn chiếu đó là để cấu thành nên một điều khoản trọng tài trong hợp đồng, thỏa thuận trọng tài đó sẽ được coi là bằng văn bản (Điều 13.3 Luật Trọng tài Nhật Bản). Một thỏa thuận trọng tài quy định trong một hợp đồng mẫu cũng có thể được coi là có hiệu lực.

Bên cạnh việc xác lập bằng văn bản, có thể tìm thấy thiểu số ở các nước như Anh, Australia, Đan Mạch, Thụy Điển, Hồng Kông không yêu cầu thỏa thuận trọng tài được lập thành văn bản.

Một số lưu ý về hình thức thỏa thuận trọng tài tại Việt Nam

Tại Việt Nam, theo Điều 7 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn Luật Trọng tài thương mại 2010, khi lập thỏa thuận trọng tài thương mại, có một số lưu ý quan trọng mà các bên nên lưu ý:

Sự thống nhất về trọng tài viên:

Thỏa thuận nên xác định rõ trọng tài viên hoặc cách thức lựa chọn trọng tài viên theo tiêu chuẩn cụ thể như kinh nghiệm chuyên môn, quốc tịch, hoặc liên quan đến lĩnh vực tranh chấp.

Áp dụng pháp luật:

Thỏa thuận nên xác định pháp luật được áp dụng cho quá trình trọng tài và giải quyết tranh chấp.

Lựa chọn hình thức thỏa thuận:

Các bên nên xem xét cẩn thận lựa chọn hình thức thỏa thuận trọng tài thích hợp nhất với vấn đề tranh chấp của họ, liệu có nên đưa vào hợp đồng hay tạo một thỏa thuận riêng.

Nhận định về quy định hình thức thỏa thuận trọng tài tại Việt Nam

Nhìn chung, quy định về hình thức thỏa thuận trọng tài theo Luật Trọng tài thương mại 2010 được đánh giá cơ bản là tương thích với pháp luật quốc tế cũng như pháp luật đa số các quốc gia trên thế giới. Phần nào đã khắc phục được những hạn chế cơ bản của Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003, đó là mở rộng phạm vi những thỏa thuận bằng hình thức nào được coi là thỏa thuận “bằng văn bản”. Do đó, tạo điều kiện hơn cho các bên khi xác lập thỏa thuận trọng tài, thể hiện rõ ý chí của các bên về thỏa thuận trọng tài trong giải quyết tranh chấp.

Luật Trọng tài thương mại 2010 xác định tiêu chỉ hình thức bắt buộc của thỏa thuận trọng tải là phải được lập bằng văn bản. Tuy nhiên, phạm vi phái niệm “văn bản” đã rộng hơn rất nhiều so với Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003.

Như vậy, một thỏa thuận trọng tài không được lập bằng văn bản sẽ không thể giúp các bên giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài, bởi nó sẽ không được hội đồng trọng tải chấp nhận để giải quyết (Điều lệ của hầu hết các Trung tâm trọng tài trên thế giới đều yêu cầu các bên phải nộp bản chính hoặc bản sao hợp lệ thỏa thuận trọng tài như một tài liệu kèm theo đơn kiện). Thậm chí, nếu nó được chấp nhận giải quyết thì quyết định của hội đồng trọng tải cũng sẽ đối mặt với nguy cơ bị hủy bất kỳ lúc nào bởi lý do không có thỏa thuận trọng tài hợp pháp.

Quý khách hàng có bất vướng mắc về pháp luật trọng tài thương mại, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

    Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO